7. Kết luận:
4.5.1. Phân tích nhóm chiến lƣợc
• Nhóm chiến lƣợc SO
Chiến lược S123O123:Chiến lược chiếm thị phần
Khi thị trƣờng Úc ngày càng ƣa chuộng các loại thủy sản, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, đặc biệt là thị trƣờng Úc không áp dụng thuế NK cũng nhƣ hạn ngạch NK đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam, quan hệ thƣơng mại Việt Úc rất tốtcùng với quy mô sản xuất đƣợc mở rộng cũng nhƣ trang thiết bị đƣợc nâng cấp thì đây là cơ hội để AGIFISH mở rộng thêm thị phần để tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở Úc.
Chiến lược S245O34:Đẩy mạnh sản xuất
Nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cùng với điều kiện của An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung có diện tích nuôi trồng thủy hải sản lớn. Trong khi đó AGIFISH lại tự cung đƣợc khoảng 70% nguồn nguyên liệu đầu vào, quy mô sản xuất lớn và trang thiết bị đƣợc cải thiện. Vì vậy chiến lƣợc đẩy mạnh sản xuất để tăng sản lƣợng XK là phù hợp.
• Nhóm chiến lƣợc ST
Chiến lược S24T12345: Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong tình hình các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe, cạnh tranh về chủng loại sản phẩm cũng nhƣ cạnh tranh về giá thì càng khốc liệt. Mặc khác, Nghị định 36/2014/CP về cá tra/cá basa của chính phủ quy định DN nhƣ phải đăng ký hoạt động XK qua Hiệp hội cá tra/cá basa yêu cầu các DN đảm bảo những quy định về nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn Việt Gap, độ ẩm hay tỉ lệ mạ băng của sản phẩm. Gia tăng các thủ tục, kiểm duyệt làm gia tăng các chi phí kiểm định, kéo dài thời gian vận chuyển, gây ảnh hƣởng chất lƣợng sản phẩm. Dựa trên sức mạnh về quy mô và nguồn cung nguyên liệu, Công ty nên cải thiện dây chuyền sản xuất, kiểm soát chặt hơn nguồn cung nguyên liệu để
71
nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo nên sức mạnh cạnh tranh lâu bền cho Công ty thay vì cạnh tranh về giá cả.
Chiến lược S345T345: Chiến lược kết hợp về phía trước, liên kết với các DN khác
Khi sự cạnh tranh ngày một mạnh mẽ trên thị trƣờng Úc thì việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng là cần thiết. Dù tự đảm bảo đƣợc 70% nguồn cung nhƣng nhu cầu ở Úc ngày càng tăng, chƣa tính đến việc số lƣợng thủy sản bị sụt giảm do dịch bệnh và thiên tai, môi trƣờng nuôi trồng ngày càng trở nên ô nhiễm hoặc đến mùa vụ thì AGIFISH vẫn đối mặt với việc không đủ nguồn cung để chế biến, cung cấp cho phía đối tác Úc. Vì thế việc thực hiện chiến lƣợc kết hợp về phía trƣớc, tức là tiếp tục liên kết với nông dân mở rộng vùng nguyên liệu, kiểm soát chất lƣợng nuôi trồng là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tổ chức liên kết với các DN cùng ngành sẽ giúp các DN cạnh tranh công bằng, kiểm soát mức giá bán hợp lý, hạn chế hạ giá cạnh tranh với các DN khác.
Chiến lược S245T235:Chủ động linh hoạt về giá
Tại thị trƣờng Úc, tình hình cạnh tranh về giá giữa các DN XK cá tra/cá basa cũng nhƣ việc cạnh tranh với các chủng loại thủy sản khác diễn ra ngày càng gay gắt. Đặc biệt, trong thời gian tới, các bộ, ngành liên quan sẽ đƣa ra giá sàn XK để giải quyết triệt để tình trạng DN cạnh tranh không lành mạnh bằng cách bán phá giá trên các thị trƣờng. Một khi đã có giá sàn thì DN nào sản xuất giỏi, tiết kiệm đƣợc chi phí sẽ thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn. Với quy mô sản xuất lớn, tự cung 70% nguyên liệu thì Công ty nên thực hiện tiết kiệm nguyên liệu, cố gắng huy động vốn để có những cơ sở để thực hiện chính sách linh hoạt về giá, để đứng vững trƣớc những áp lực về thị trƣờng.
• Nhóm chiến lƣợc WO
Chiến lược W1O134: Xây dựng chiến lược chiêu thị và chiến lược kết hợp về phía sau
Sản phẩm của AGIFISH đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng và an toàn vệ sinh của Úc đƣa ra, tuy nhiên hạn chế trong kênh phân phối đã làm giảm nguồn thu cũng nhƣ là việc khẳng định thƣơng hiệu trên thị trƣờng Úc. Với những lợi thế và cơ hội đang có, AGIFISH nên xây dựng hoạt động chiêu thị phù hợp để thâm nhập sâu hơn vào thị trƣờng Úc cũng nhƣ thực hiện việc liên kết với các nhà phân phối phía Úc, tiếp tục dựa vào các nhà phân phối Úc để khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty nhƣng cũng trong thời gian đó, Công ty cần tìm hiểu thêm về thị trƣờng Úc và từng bƣớc tiến đến việc xây dựng nơi phân phối của chính Công ty tại thị trƣờng sở tại trong thời gian gần nhất.
72
Chiến lược W2O1234: Đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sản phẩm giá trị gia tăng
Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về chủng loại sản phẩm cũng nhƣ về giá cả. Đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh chế biến XK sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra/cá basa nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
Chiến lược W34O12: Thành lập bộ phận nghiên cứu marketing
Khi mà nhu cầu thị trƣờng Úc càng tăng và có nhiều biến động, việc tìm hiểu về thị trƣờng cũng nhƣ tìm kiếm hợp đồng ngày càng phải hiệu quả hơn. Dù AGIFISH là Công ty lớn nhƣng hoạt động marketing còn yếu nên cần xây dựng bộ phận chuyên về marketing để nghiên cứu thị trƣờng và tận dụng các cơ hội hiện có, đẩy mạnh hoạt động XK của Công ty.
• Nhóm chiến lƣợc WT
Chiến lược W14T123: Đăng ký thương hiệu, đẩy mạnh chiêu thị
Đối với sản phẩm thủy sản thì sự khác biệt hầu nhƣ là không quá lớn, trong khi đó ngƣời tiêu dùng Úc ƣa chuộng các sản phẩm có thƣơng hiệu, tuy nhiên các DN Việt khi XK thủy sản sang Úc đều thiếu đi thƣơng hiệu để khẳng định sản phẩm của Công ty mình. Vì thế AGIFISH nên đăng ký thƣơng hiệu để sản phẩm khi đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng vẫn giữ đƣợc thƣơng hiệu của Công ty, tránh nhầm lẫn các sản phẩm của DN khác cũng nhƣ bảo hộ cho sản phẩm của Công ty, điều này là hết sức cần thiết khi mà thị trƣờng Úc có rất nhiều hàng thủy sản NK.
Chiến lược W2T34: Đa dạng chủng loại và sản phẩm giá trị gia tăng, kiểm soát chất lượng chặt chẽ
Sản phẩm của AGIFISH xuất sang Úc chủ yếu là thô và sơ chế, trong khi ngày càng có nhiều DN sang Úc. Để đảm bảo giữ đƣợc thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng nhƣ tăng lợi nhuận, AGIFISH nên đa dạng các chủng loại thủy sản xuất sang Úc cũng nhƣ phát triển thêm các sản phẩm giá trị gia tăng để tăng nguồn thu cho Công ty và tạo tính mới mẻ, tiện dụng trong các sản phẩm thủy sản.
Chiến lược W3T23: Tuyển dụng và đào tạo chuyên viên marketing
Thị trƣờng Úc hiện nay NK hàng thủy sản từ nhiều nƣớc và các sản phẩm không quá khác biệt. Vì thế, Công ty phải tạo sự khác biệt từ một hƣớng khác, chính là dịch vụ cho khách hàng. Đây là nhiệm vụ của marketing, vì thế việc đào tạo và tuyển thêm nhân viên marketing là cần thiết. Để đứng vững, bộ phận marketing cần làm việc một cách hiệu quả, nắm bắt đƣợc thị trƣờng để tham mƣu cho Ban Giám Đốc có chiến lƣợc phù hợp cho hoạt động của Công ty. Những điều này yêu cầu các chuyên viên marketing phải vững chuyên môn
73
và tay nghề, không phải là công việc đơn thuần của một bộ phận khác. Vì thế việc tuyển dụng và đào tạo chuyên viên marketing là hơp lý và rất cần thiết.
Chiến lược W5T45: Kết hợp về phía trước, liên kết chặt chẽ với các hộ nuôi, bảo vệ môi trường
Trong những năm gần đây, có nhiều thông tin bôi nhọ về nguồn gốc xuất xứ không trong sạch của cá tra/cá basa Việt Nam, tác động không nhỏ đến danh tiếng cũng nhƣ thƣơng hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về quy định, quy trình nuôi cá tra sạch của nông dân chƣa rõ ràng, xử lí các mầm bệnh chƣa đúng cách tạo ra nguyên liệu không đáp ứng đƣợc nhu cầu ảnh hƣởng đến môi trƣờng và hệ sinh thái nuôi trồng. Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế - Quy hoạch thủy sản, hàng năm các nguồn chất thải do nuôi trồng cá tra/cá basa thủy sản ở khu vực ĐBSCL đã trên 2 triệu tấn/năm. Đây là vấn đề chung của ngành thủy sản, vì thế tăng cƣờng kết hợp về phía trƣớc, tăng cƣờng liên kết với các hộ nuôi để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ trong sạch, rõ ràng của cá tra là việc làm cần thiết.