Môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích hoạt ðộng marketing xuất khẩu cá tra sang úc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (agifish) (Trang 65 - 78)

7. Kết luận:

4.4.1. Môi trƣờng bên ngoài

4.4.1.1.Môi trường vĩ mô

a. Nhân tố mang tính toàn cầu

Quan hệ thƣơng mại Việt – Úc:

Việt Nam và Úc cùng nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng đầy tiềm năng, đều mong muốn tăng cƣờng mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Úc trong 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt 2,87 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng

53

kỳ năm 2013, trong đó kim ngạch XK đạt 1,89 tỷ USD, tăng 24,3%. Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Úc hơn 924 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2014.

Việt Nam và Úc đều là thành viên của Hiệp định Tự do Thƣơng mại ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA), đến năm 2018 cùng cam kết xóa bỏ thuế quan với ít nhất 90% số dòng thuế, thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ nhằm đảm bảo các biện pháp phi thuế quan, không tạo những rào cản thƣơng mại không cần thiết. Hiện Việt Nam – Úc đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP). Đây là cơ hội cho quá trình xuất khẩu diễn ra dễ dàng, đúng tiến độ, cũng nhƣ giảm đƣợc những áp lực về giá cả đối với Công ty.

Về phía XK thủy sản Việt Nam sang Úc, không lo bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Mặt khác, hàng NK thủy sản tƣơi sống vào Úc không bị đánh thuế, thủy sản đóng hộp chỉ chịu mức thuế 5%, chính sách thƣơng mại minh bạch. Đây là điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm cá tra của công ty có lợi thế về giá để thâm nhập và cạnh tranh trên thị trƣờng Úc dễ dàng hơn so với các nƣớc khác nhƣ Thái Lan, Trung Quốc…

. Một điểm sáng tại thị trƣờng Úc là Hiệp hội Thủy sản Việt Nam và Hiệp hội Thủy sản Úc đều có mối quan hệ rất tốt. Mặt khác, chính phủ nƣớc này đang khuyến khích thị trƣờng quan tâm cá tra Việt Nam. Ngày 15/2/1014, hãng truyền thông nƣớc này (ABC) đã đƣa tin giới thiệu về tình hình nuôi trồng, chế biến thủy hải sản tại Việt Nam. Bản tin dài 16 phút đánh giá khách quan, tích cực về quy trình nuôi trồng, chế biến thủy sản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam đƣợc phát trên kênh truyền hình ABC là nỗ lực bƣớc đầu của Thƣơng vụ Việt Nam tại Úc, cũng nhƣ các cơ quan liên quan tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xúc tiến thƣơng mại thông qua truyền thông. Đây là cơ hội đẩy mạnh phát triển thủy sản Việt Nam cũng nhƣ cá tra nói riêng, thúc đẩy hoạt động chiêu thị, quảng cáo diễn ra dễ dàng hơn tại thị trƣờng này.

Một số quy định đối với hàng thủy sản NK ở thị trƣờng Úc

Quy định bao gói và nhãn mác của hàng hóa

Các quy định về bao gói và nhãn mác của Úc đƣợc áp dụng đối với tất cả sản phẩm đƣợc đóng gói, cả sản xuất trong nƣớc và NK cho thị trƣờng bán lẻ.

Tất cả các nhãn mác phải: đƣợc viết bằng tiếng Anh; từ ngữ rõ ràng, dễ đọc, không bị nhoè, dễ nhìn, đƣợc in ở cỡ chữ tiêu chuẩn, tối thiểu 1,5mm, màu sắc dễ phân biệt với tông màu nền của sản phẩm. Nhãn mác phải ghi rõ: nƣớc xuất xứ; mô tả chính xác và trung thực về hàng hoá, liệt kê số lƣợng, khối lƣợng, độ dài, diện tích hoặc số sản phẩm, trong bao bì không đƣợc chứa ít hơn số lƣợng đƣợc ghi trên nhãn mác và các đơn vị đo lƣờng phải theo hệ mét, ghi rõ đơn vị đóng gói nhãn mác phải ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị đóng gói và/

54

hoặc nhà nhập khẩu. Việc mô tả không trung thực các nội dung nhƣ trọng lƣợng, xuất xứ, nhà sản xuất, chất liệu, thành phần, bản quyền… bị coi là hành vi thƣơng mại không trung thực và có thể bị khởi tố.

Sau đây là các yêu cầu chung đối với nhãn mác áp dụng cho tất cả các mặt hàng thực phẩm đóng gói NK, quy định tại Luật Tiêu chuẩn thực phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Úc – New Zealand ban hành:

(1) Tên thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm đóng gói phải có tên gọi hoặc một bản mô tả đặc điểm của thực phẩm. Chiều cao tên thực phẩm trên nhãn in tối thiểu là 3mm.

(2) Nhận dạng lô hàng: thực phẩm đóng gói phải đƣợc cung cấp thông tin nhận dạng, tức là số lƣợng thực phẩm đƣợc chế biến cùng điều kiện chung. Sử dụng cụm từ “use by” (sử dụng trƣớc ngày) hoặc ngày đóng gói có thể đáp ứng quy định này. Có thể sử dụng nhãn mác hoặc mã số của nhà sản xuất. (3) Nhãn thời hạn sử dụng: tất cả các loại thực phẩm đóng gói đƣợc NK vào Úc có thời hạn sử dụng ít hơn hai năm phải có nhãn thời hạn ghi rõ thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm. Nhãn thời hạn nên in rõ ràng và nổi bật bằng chữ in hoa và các con số có chiều cao không thấp hơn 3mm. Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt để đảm bảo thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm hoặc hạn sử dụng thực phẩm, ghi rõ những điều kiện này trên nhãn mác.

Theo đó, các nhà XK tại thị trƣờng Úc phải xuất trình hệ thống truy xuất nguồn gốc đáng tin cậy. 100% sản phẩm đƣợc dãn nhãn, ghi rõ trọng lƣợng tịnh, tên từng loại sản phẩm phải chính xác, tham chiếu theo hệ thống dữ liệu tên sản phẩm thủy sản của Úc -AFN.

Quy định về VSATTP:

Úc cũng là thị trƣờng có nhiều qui định nghiêm ngặt về VSATTP và an toàn sinh học. Tuy nhiên, những thông tin sai sự thật của truyền thông nƣớc ngoài về các sản phẩm của Việt Nam không đƣợc nuôi trồng bảo đảm VSATTP hay dƣ lƣợng kháng sinh quá cao chính là rào cản lớn nhất khi thâm nhập sang thị trƣờng này.

Cơ quan an toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp Úc chịu trách nhiệm quản lý của hai Bộ về các yêu cầu mà thực phẩm NK cần phải tuân thủ khi NK vào Úc. Bộ thứ nhất yêu cầu về kiểm dịch. Bộ thứ hai yêu cầu về an toàn thực phẩm và hai Bộ này nằm trong Luật Quản lý Thực phẩm Nhập khẩu ban hành năm 1992 và thực phẩm NK phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn sinh học, đƣợc giám sát để đáp ứng đƣợc với Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm của Úc và New Zealand.

Các sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định bắt buộc áp dụng (quản lý theo quá trình theo HACCP, GMP, SSOP, GAP), đƣợc cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm tra, giám sát, đƣợc cơ quan thẩm

55

quyền các nƣớc NK công nhận cho phép XK bởi các Phòng kiểm nghiệm đạt yêu cầu quốc tế ISO17025.

Năm 2012 cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Australia, New Zealand (FSANZ) đã đƣa ra quy định mới về các chất hỗ trợ chế biến, theo đó Carbon monoxide (CO) sẽ bị cấm sử dụng trong chế biến thủy sản với mục đích làm thay đổi hoặc giữ màu sắc của cơ thịt thủy sản (không áp dụng đối với CO tự nhiên có sẵn có trong thủy sản hoặc trong quá trình xông khói đối với sản phẩm thủy sản).

Quy định của Úc về kiểm tra chứng nhận

Theo Cục kiểm dịch Úc (AQUIS), các DN có ý định XK thủy sản sang thị trƣờng này nên tìm hiểu kỹ thông tin về hệ thống kiểm dịch sản phẩm NK của Úc (hệ thống ICON). Một số sản phẩm tƣơi sống có nguồn gốc động vật sẽ đƣợc lấy mẫu phân tích, nếu kết quả dƣơng tính với virus thì các lô hàng đó sẽ bị trả lại. Mỗi lô hàng sẽ đƣợc kiểm dịch riêng rẽ. Các sản phẩm đã qua quá trình chế biến kỹ lƣỡng sẽ tránh đƣợc quá trình phân tích mẫu nhƣ trên, tuy nhiên, những sản phẩm này phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền tại nƣớc XK, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn VSATTP, tiêu chuẩn về nhiệt độ, thời gian chế biến, bảo quản...

Tại thị trƣờng Úc, tiêu chuẩn y tế về NK cá tra/cá basa dùng làm thực phẩm đƣợc Bộ An ninh sinh học Nông Lâm nghiệp đƣa ra ngày 20/3/2009. Theo đó, lô hàng cá tra của Việt Nam XK phải kèm theo chứng thƣ vệ sinh, trong đó Cơ quan thẩm quyền phải xác nhận các nội dung chính sau: tên, địa chỉ, mã số đăng ký của trại nuôi; tên, địa chỉ, mã số đăng ký của cơ sở chế biến; loài nuôi.

 Khi đƣa sản phẩm thuỷ sản vào thị trƣờng Úc, cần phải quan tâm và hiểu đƣợc hệ thống pháp luật của Úc. Bên cạnh đó DN cần lƣu ý những yêu cầu về VSATTP, kiểm tra chứng nhận, đồng thời cải thiện chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm, để cung cấp cho thị trƣờng những sản phẩm chất lƣợng, hình thức bắt mắt tạo ấn tƣợng tốt với chính phủ, nhà NK lẫn ngƣời tiêu dùng.

b. Nhân tố kinh tế

Tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ lạm phát:

Việt Nam:

Theo Tổng cục thống kê tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,4% trong năm 2013; đƣa tốc độ tăng trƣởng bình quân 3 năm 2011-2013 đạt 5,6%. Tăng trƣởng kinh tế năm 2013 mặc dù dƣới mục tiêu đề ra là 5,5% tuy nhiên đây cũng là một con số đáng ghi nhận khi tăng trƣởng kinh tế cả năm 2012 chỉ đạt 5,03%. Tăng trƣởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 là 5,18% cao hơn của cùng

56

kỳ 2 năm trƣớc (4,93% và 4,9%); ƣớc GDP của Việt Nam trong 2 năm 2014 và 2015 dự kiến tăng trƣởng lần lƣợt ở mức 5,8% và 6%.

Theo tổng cục thống kế, tỷ lệ lạm phát các năm 2011, 2012 và 2013 lần lƣợt là 18,13%; 6,81% và 6,04% và tháng 6/2014, tỷ lệ lạm phát giữ ở mức vừa phải 6,7%. (6 tháng năm nay tăng 1,38%, thấp hơn tốc độ tăng tƣơng ứng cùng kỳ 2,4% của năm 2013; 2,52% của năm 2012). Tại báo cáo vừa đƣợc WB phát hành, lạm phát năm 2014 của Việt Nam đƣợc dự báo sẽ giảm xuống mức 4,5% trƣớc khi tăng lên 5% trong năm 2015.

Kết quả này đạt đƣợc càng có ý nghĩa với nền kinh tế nói chung và với Công ty nói riêng, bởi tăng trƣởng kinh tế cao hơn đạt đƣợc cùng với việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp sẽ giúp công ty mở rộng sản xuất, chủ động tốt hơn về giá cả để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài nƣớc.

Úc:

Nền kinh tế Úc mang tính cạnh tranh cao và nổi bật trên thế giới trong những năm gần đây. Với tốc độ phát triển kinh tế ổn định khoảng 3,5%/năm trong vòng hơn 20 năm qua, lạm phát thấp và ổn định (2,5%/năm trong vòng 15 năm gần đây; giảm từ 3% trong năm 2011 xuống còn 1,6% trong năm 2012, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát tăng lên 2,2% trong năm 2013), tỷ lệ thất nghiệp thấp (5,8% trong năm 2013 so với mức cao nhất 11% của năm 1992), Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu ngƣời của Úc khá cao, dẫn đến sức mua lớn, đời sống vật chất của ngƣời dân Úc ở mức rất cao. Đây là tín hiệu tốt để công ty đẩy mạnh sản xuất mở rộng thị phần tại thị trƣờng Úc.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng

Để có đủ vốn kinh doanh Công ty AGIFISH từ các ngân hàng nhƣ: ngân hàng cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam, HSBC, ANZ, ngân hàng Petrolimex... Động thái một loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động đƣợc thị trƣờng kỳ vọng sẽ kéo lãi suất cho vay xuống. Trong năm 2014 với điều kiện thị trƣờng diễn biến thuận lợi, lãi suất cho vay của các tổ chức ngân hàng nhiều khả năng đƣợc điều chỉnh giảm thêm từ 1-2%/năm để hỗ trợ cho nền kinh tế.

Theo nhận định từ các chuyên gia phân tích kinh tế thì việc giảm lãi suất sẽ tạo sức ép trực tiếp lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, khi lãi suất huy động nói chung đang ở mức 7%, rất gần với tỉ lệ lạm phát 6,81% của năm 2013. Điều này có lợi cho Công ty trong việc giảm chi phí, mở rộng sản xuất, đầu tƣ dây chuyền công nghệ mới cũng nhƣ có nguồn tài chính tốt cho chiến lƣợc marketing xuất khẩu của mình.

57

Đơn vị tiền tệ mà Công ty sử dụng trong giao dịch với khách hàng tại Úc là USD, do tính phổ biến cao và mức độ biến động thấp. Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc đã cam kết tỉ giá VND/USD sẽ tăng 2% - 3%, là một tín hiệu từ cơ quan quản lý ủng hộ cho DN đi vay ngoại tệ. Rủi ro tiền đồng sẽ mất giá từ 19.127 VND/USD năm 2010 xuống 23.873 VND/USD năm 2015. Cho thấy rủi ro về tỉ giá đã đƣợc đảm bảo và xu hƣớng đang dần ổn định dần tạo điều kiện trong quá trình XK sản phẩm. Công ty nên tận dụng các yếu tố này tìm kiếm thị trƣờng tiềm năng, để mở rộng thị trƣờng XK và củng cố vị trí trên thƣơng trƣờng.

c. Nhân tố chính trị và pháp luật

So với các nƣớc lân cận trong khu vực nhƣ Campuchia và Thái Lan… Việt Nam là một đất nƣớc ổn định, an toàn về chính trị-xã hội và đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm cho các nhà đầu tƣ trên thế giới ngày càng hƣớng sự chú ý vào Việt Nam.

Trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, yếu tố pháp luật cũng có ảnh hƣởng rất quan trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Theo Nghị quyết 02/NQ-CP của chính phủ gia hạn nộp thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện cho các DN trong việc thanh toán các khoản nợ cho chi phí cao để tái đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thuế thu nhập DN năm 2014 cũng giảm từ mức 25% của năm 2013 xuống còn 22%, tạo điều kiện cho Công ty giảm đƣợc một khoản chi phí khá lớn trong nộp thuế để đầu tƣ hay phục vụ sản xuất. Ngoài ra, theo Quyết định số 279/QĐ-TTg “ Chƣơng trình phát triển XK thủy sản đến 2015, định hƣớng đến 2020”, tạo điều kiện cho các DN trong ngành phát triển trong thời gian tới với mục tiêu xây dựng nguyên liệu sạch và đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu thị trƣờng. Đây là cơ hội cho Công ty đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra đƣợc áp dụng từ 20/6, nghị định này ra đời là công cụ pháp lý cần thiết, quan trọng, tạo cơ chế để có thể kiểm soát sản xuất, giám sát tình hình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời, khắc phục các bất cập, khó khăn thời gian qua của ngành cá tra, Công ty cần có kế hoạch phù hợp nhằm thích nghi với những chính sách mới để đứng vững trên thƣơng trƣờng.

Bên cạnh luật pháp Việt Nam DN cần phải chú trọng các bộ luật, quy định đến từ quốc gia NK Úc nhƣ: Bộ Luật Cạnh tranh và tiêu dùng 2010 mà tiền thân là Đạo luật Thƣơng Mại 1974 quy định về những hành vi phản cạnh tranh nhằm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả cạnh tranh ở Úc, Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Luật Tiêu chuẩn thực phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Úc – New Zealand ban hành…

58

Việc nắm rõ luật trong lệ ngoài sẽ giúp hoạt động XK sản phẩm sang Úc của Công ty diễn ra đƣợc tốt hơn, cũng nhƣ có thể thực hiện tốt chiến lƣợc marketing xuất khẩu phù hợp với những quy định nƣớc NK.

d. Nhân tố văn hóa xã hội: Việt Nam:

Theo tổng cục thống kê dân số ĐBSCL năm 2013 là 17.478,9 nghìn ngƣời, đây là một trong những khu vực có dân số cao nhất cả nƣớc với mật độ dân số gần 431 ngƣời/km2. An Giang là tỉnh có dân số đông nhất khu vực ĐBSCL với dân số toàn tỉnh là 2.155.300 ngƣời, mật độ dân số 609 ngƣời/km² năm 2013. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, bổ sung vào nguồn nhân lực của các DN, đặc biệt các DN ở An Giang, cụ thể là Công ty AGIFISH.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt ðộng marketing xuất khẩu cá tra sang úc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (agifish) (Trang 65 - 78)