7. Kết luận:
4.1.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam
4.1.1.1.Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Thủy sản là một trong những ngành XK chủ lực của nƣớc ta. Trong những năm qua, thủy sản đóng góp một phần đáng kể trong hoạt động XK của đất nƣớc và đứng trong top 10 những nhóm ngành XK đạt giá trị cao nhất. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2014, Giá trị XK mặt hàng thủy sản 2014 là 3,55 tỷ USD, tăng mạnh 26,11% so với cùng kỳ năm 2013.so cùng kỳ năm 2013, chiếm 5,15% giá trị XK của cả nƣớc, đứng thứ 6 sau các nhóm sản phẩm: Điện thoại và linh kiên điện thoại (11,56 tỷ USD), Dệt may (9,38 tỷ USD), giày dép (4,85 tỷ USD), Máy vi tính và linh kiện điện tử (4,61 tỷ USD), dầu thô (4,03 tỷ USD).
Năm 2011, XK thủy sản của Việt Nam đạt 6,118 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010. Đây là thắng lợi lớn của ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ trong nƣớc đầy khó khăn, cộng với những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó, tôm vẫn là mặt hàng XK có giá trị dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,4 tỷ USD so với mức hơn 2 tỷ USD của năm 2010. Cá tra cũng có mức độ tăng trƣởng khá cao với giá trị XK đạt 1,805 tỷ USD, tăng 26,5%, và khối lƣợng xuất khẩu đạt trên 600 ngàn tấn, tăng gần 3% so với năm 2010. EU vẫn là thị trƣờng NK thủy sản chính của Việt Nam với kim ngạch NK đạt 1,1353 tỷ USD. Mỹ là thị trƣờng NK thủy sản lớn thứ 2 với giá trị NK đạt 1,176 tỷ USD. Với tổng giá trị NK thủy sản xấp xỉ 1,07 USD Nhật Bản xếp thứ 3 thị trƣờng NK thủy sản của Việt Nam. Hàn Quốc và Trung Quốc xếp thứ 4 và 5 với giá trị NK thủy sản lần lƣợt là 477,93 triệu USD và 332,54 triệu USD, Úc 161,12 triệu USD.
Năm 2012, kim ngạch XK thủy sản Việt Nam đạt 6,13 tỷ USD đã chứng tỏ đƣợc sự nỗ lực vƣợt khó của toàn ngành Cả nuôi trồng, sản xuất lẫn XK đều đối diện với nhiều thách thức: dịch bệnh, giá cả thất thƣờng, doanh nghiệp thiếu vốn, chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp khác nhƣ Indonesia, Ấn Độ hay Ecuador … Tôm vẫn đứng đầu trong cơ cấu mặt hàng thủy sản XK dù kim ngạch chỉ đạt khoảng 2,25 tỷ USD, giảm 6,3% so với
32
năm 2011. Kim ngạch XK của mặt hàng chủ lực thứ 2 là cá tra chỉ đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011. Do còn nhiều khó khăn liên tiếp xảy ra nhƣ thiếu vốn, thiếu nguyên liệu trầm trọng, giá thức ăn, con giống, giá cá nguyên liệu bất ổn. Năm 2012 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trƣờng. Top 10 thị trƣờng chính gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Mỹ vƣợt qua EU đứng đầu về NK thủy sản Việt Nam chiếm gần 19,4% tổng giá trị XK với tổng giá trị NK 1,19 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2011. EU chiếm 18,5% giá trị XK thủy sản của Việt Nam, NK thủy sản từ Việt Nam cả năm đạt khoảng 1,135 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2011. Năm 2012, NK thủy sản của Nhật Bản từ Việt Nam đạt gần 1,10 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2011. Hàn Quốc chiếm 8,3% tỷ trọng XK thủy sản của Việt Nam, năm 2012 đạt giá trị NK từ Việt Nam 509 triệu USD, tăng 6,5% so với năm 2011. Trung Quốc là thị trƣờng đứng thứ 5, chiếm 6,7% tỷ trọng, đạt tăng trƣởng khả quan trên 26%, trị giá 419 triệu USD, ASEAN trong năm 2012 đạt 344,5 triệu USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, kế tiếp là Úc kim ngạch XK 184 triệu USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Năm 2013, ngành thủy sản Việt Nam thắng lợi lớn với kim ngạch XK thủy sản của cả nƣớc năm 2013 đạt 6,72 tỷ USD, tăng 10,25% so với năm 2012. Tổng sản lƣợng khai thác tăng 2,2%, trong khi tổng sản lƣợng nuôi trồng tăng 2%. Hai mặt hàng chủ lực đã có sự phục hồi khả quan, đặc biệt là mặt hàng tôm. Giá trị XK tôm của Việt Nam năm 2013 đã đạt mốc 2,5 tỷ USD, tăng tới hơn 33% so với năm 2012 và vƣơn lên chiếm tới 44% giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc. Về mặt hàng cá tra, giá trị XK đạt 1,76 tỉ USD, chiếm 26,3% tỉ trọng toàn ngành thủy sản, gia tăng nhẹ so với năm 2012. Về thị trƣờng NK Hoa Kỳ là thị trƣờng lớn nhất tiêu thụ thủy sản của Việt Nam, chiếm 21,78% tổng kim ngạch, với 1,46 tỷ USD, tăng 25,37% so cùng kỳ. Đối với khu vực thị trƣờng EU, XK thủy sản năm 2013 sang khu vực này đạt gần 1,15 tỷ USD, tăng 1,32% so với năm 2012. Thị trƣờng lớn thứ 3 là Nhật Bản chiếm 16,61%, với 1,12 tỷ USD, tăng 2,82%; tiếp đến là thị trƣờng Hàn Quốc 511,86 triệu USD; Trung Quốc 426,11 triệu USD; Úc 191,05 triệu USD.
6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch XK tăng 26,11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 3,55 tỷ USD. Mặt hàng tôm có sự bứt phá đạt giá trị 1,8 tỷ USD, tăng 62% so với cùng kì 2013.
33
Về phần cá tra kim ngạch XK cá tra 6 tháng giảm 3% đạt 824 triệu USD. Có 6 thị trƣờng XK thủy sản đạt trị giá trên 100 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2014 xếp từ cao đến thấp lần lƣợt: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc, Úc với ngạch NK thủy sản từ Việt Nam lần lƣợt là 804,71triệu USD; 619,41triệu USD; 512,01 triệu USD; 282,7 triệu USD, 222,09 triệu USD; 104,55 triệu USD.
Hình 4.1 Các thị trƣờng NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
Không chỉ thu đƣợc những kết quả khả quan từ kim ngạch XK, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng có nhiều thuận lợi, thể hiện qua sản lƣợng khai thác, nuôi trồng đều tăng so với cùng kỳ năm trƣớc, với các mức tăng lần lƣợt 5,3% và 3,3%. Trong đó cá XK 2,13 triệu tấn (tăng 1,9%), tôm 0,31 triệu tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đạt 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lƣợng 1,45 triệu tấn (tăng 3,4%). Về khai thác, sản lƣợng khoảng 1,41 triệu tấn (tăng 5,5%); trong đó, khai thác biển 1,33 triệu tấn (tăng 5,6%). Sản lƣợng tăng cao chủ yếu do thời tiết thuận lợi, cá nổi trong vụ Bắc xuất hiện nhiều.
Theo VASEP, năm 2014 sẽ là một năm thắng lợi của ngành thủy sản, giá trị xuất khẩu sẽ vƣợt mục tiêu 7 tỷ USD, trong đó chủ yếu dựa vào mặt hàng tôm. Mặt hàng chủ lực thứ hai của thủy sản XK là cá tra/cá basa có khả năng hồi phục thấp, sản lƣợng nguyên liệu sẽ giảm mạnh hơn năm 2013, ƣớc đạt khoảng 800.000 - 850.000 tấn. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2014
Hoa Kz EU Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Úc
34
4.1.1.2.Tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam
Cá tra là sản phẩm thủy sản đứng thứ 2 trong cơ cấu XK của ngành thủy sản Việt Nam trong nhiều năm qua, sau mặt hàng tôm.
Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, giá trị XK cá tra năm 2011 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2010. Theo VASEP, năm 2012, cá tra Việt Nam đã XK sang 142 thị trƣờng, tăng so với 136 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2011. Giá trị XK cá tra Việt Nam đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nhiều khó khăn liên tiếp xảy ra nhƣ thiếu vốn, thiếu nguyên liệu trầm trọng, giá thức ăn, con giống, giá cá nguyên liệu bất ổn. Theo Tổng cục Thống kê, sản lƣợng cá tra cả năm 2013 ƣớc đạt 1,15 triệu tấn, giảm 7,6% so với năm 2012. Đây là năm khó khăn của toàn ngành cá tra do sản lƣợng cá giảm do sản xuất gặp khó khăn trong thời gian dài vì giá bán cá nguyên liệu giảm trong khi giá chi phí đầu vào tăng, song song tình trạng đó là việc giá cá XK giảm liên tục trong năm và tình trạng vƣớn phải hàng rào thƣơng mại của các quốc gia tiêu thụ chính. Tuy nhiên do nắm bắt đƣợc sự gia tăng trong nhu cầu tại các thị trƣờng mới nổi nên giá trị XK đạt 1,76 tỉ USD, tăng 1,15% so với năm 2012. XK cá tra/cá basa trong quý II năm 2014 bắt đầu phản ánh đúng tình hình thực tại của ngành với mức sụt giảm gần 10% khiến tổng XK 6 tháng giảm 3% đạt 824 triệu USD, sau khi tăng 5,2% trong quý I (đạt 388,49 triệu USD). Dự báo XK cá tra/cá basa năm 2014 sẽ chỉ ở mức 1,6 tỷ USD, giảm khoảng 5% so với năm 2013.
Đến 6 tháng đầu năm 2014, cá tra Việt Nam XK sang 137 thị trƣờng, EU vẫn là thị trƣờng XK cá tra/cá basa lớn nhất của Việt Nam, kế đến là Hoa Kỳ và ASEAN. Tổng XK trong 6 tháng đầu năm sang EU đạt 173,12 triệu USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2013 và Mỹ đạt 151,8 triệu USD, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2013. Trong quý 2/2014, XK cá tra sang ASEAN đạt giá trị 39,83 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 6 tháng đầu năm đạt giá trị 72,2 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là thị trƣờng NK cá tra lớn 3 sau EU và Mỹ, nhƣng lại có tốc độ tăng trƣởng cao. Các vị trí kế tiếp lần lƣợt là Brazil, Mexico, Columbia.
35
Trong đó Brazil xuất hiện nhƣ là một thị trƣờng mới nổi quan trọng đối với cá tra. Nhập khẩu cá tra philê đông lạnh vào nƣớc này trong hai quý đầu tiên của năm 2014 đạt 61,05 triệu USD. Đây là một thị trƣờng mới nổi, tầng lớp trung lƣu ngày càng nhiều cũng là những yếu tố thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm thủy sản bền vững.
Nguồn: Hiệp hội cá tra Việt Nam.