Phƣơng pháp xử lí số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt ðộng marketing xuất khẩu cá tra sang úc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (agifish) (Trang 29 - 32)

7. Kết luận:

2.2.2.Phƣơng pháp xử lí số liệu

Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động XK thủy sản sang Úc của Công ty AGIFISH từ năm 2011 đến tháng 6/2014.

Sử dụng phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp phân tích để phân tích hoạt động XK thủy sản sang Úc của Công ty AGIFISH.

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.

 Số tuyệt đối trong thống kê bao gồm các con số phản ánh quy mô của tổng thể hay từng bộ phận trong tổng thể hoặc tổng giá trị theo một tiêu thức nào đó

 Số tƣơng đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhƣng khác nhau về không gian hoặc thời gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhƣng lại có mối quan hệ với nhau. Số tƣơng đối thƣờng là kết quả so sánh của hai số tuyệt đối.

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Mục tiêu 2: Phân tích và đánh giá hoạt động marketing xuất khẩu cá tra/cá basa sang Úc của Công ty AGIFISH.

Sử dụng phƣơng pháp phân tích và so sánh mô hình marketing mix để phân tích hoạt động marketing xuất khẩu của AGIFISH sang thị trƣờng Úc.

Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho các hoạt động marketing xuất khẩu dựa trên cơ sở đánh giá những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của AGIFISH bằng ma trận SWOT.

Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu mô tả để khái quát môi trƣờng hoạt động kinh doanh của Công ty, sử dụng ma trận SWOT để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ những cơ hội có đƣợc và những thách thức AGIFISH phải đối mặt. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho các hoạt động của chiến lƣợc marketing xuất khẩu của Công ty.

 Phƣơng pháp mô tả là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

17

 Ma trận SWOT

Giới thiệu ma trận SWOT

Theo Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trƣơng Chí Tiến, Quản Trị Học (2007, trang 165 – 167).

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Phân tích SWOT để xác định các ƣu, khuyết điểm của một tổ chức, các cơ hội để phát triển và cả thách thức, nguy cơ mà tổ chức đó phải đƣơng đầu.

Mô hình ma trận SWOT thƣờng đƣa ra bốn chiến lƣợc cơ bản nhƣ sau: (1) SO (Strengths – Opportunities): các chiến lƣợc dựa trên ƣu thế của Công ty để tận dụng các cơ hội của thị trƣờng. (2) WO (Weaks – Opportunities): các chiến lƣợc dựa trên việc vƣợt qua các yếu điểm của Công ty để tận dụng cơ hội thị trƣờng. (3) ST (Strengths – Threats): các chiến lƣợc dựa trên ƣu thế của Công ty để tránh các nguy cơ của thị trƣờng. (4) WT (Weaks – Threats): các chiến lƣợc dựa trên khả năng vƣợt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của Công ty để tránh các nguy cơ của thị trƣờng.

Cách thiết lập và sử dụng ma trận SWOT

Để tiến hành phân tích SWOT, chúng ta nên liệt kê một loạt câu hỏi và trả lời từng câu một trong mỗi phần: Điểm mạnh (Strengths – S), Điểm yếu (Weaks – W), Cơ hội (Opportunities – O) và Thách thức (Threats – T).

Điểm mạnh (Strengths – S)

Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ƣu thế mà ngƣời khác thấy đƣợc ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phƣơng diện bản thân và của ngƣời khác

Điểm yếu (Weaks – W)

Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vần đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Ngƣời khác có thể thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

Cơ hội (Opportunities – O)

Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hƣớng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trƣờng dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách nhà nƣớc tới lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số… từ các sự kiện diễn ra trong khu vực.

18 Thách thức (Threats – T)

Những trở ngại đang gặp phải là gì? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công viêc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với Công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe dọa Công ty? Các phân tích này thƣờng giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của Công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và bên ngoài (cơ hội và thách thức).

19

CHƢƠNG 3:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AGIFISH

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hoạt ðộng marketing xuất khẩu cá tra sang úc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (agifish) (Trang 29 - 32)