Động từ ngữ vi biểu thị hành vi cảnh báo Ứng vớ iV trong mô

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 56 - 57)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.2.Động từ ngữ vi biểu thị hành vi cảnh báo Ứng vớ iV trong mô

của Ross

Trước hết, ta thấy rằng ĐTNV là yếu tố không thể vắng mặt trong cấu trúc của một BTNVCBTM, ĐTNV là yếu tố tiên quyết để tạo lập một phát ngôn có BTNVCBTM.

Trong các ngôn ngữ Ấn - Âu, người ta nhấn mạnh đến thời, thể, thức của động từ, quy định động từ đó có được sử dụng trong hiệu lực ngữ vi hay không. Austin cho rằng động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi), khi trong phát ngôn, nó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói SP1), thời hiện đại (hiện tại phát ngôn), thể (voice) chủ động và thức trực thuyết (indicative mood). Riêng với tiếng Nga phải thêm một điều kiện: động từ phải là động từ ở thể chưa hoàn thành.

Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên để được dùng trong hiệu lực ngữ vi, ĐTNV phải được dùng ở ngôi thứ nhất và thời hiện tại (ĐTNV không được đi kèm với các từ chỉ tình thái như: đã, sẽ, đang, vẫn, còn, vừa, mới..) VD:

(25a) Tôi cảnh báo về tình hình đi muộn của nhân viên trong công ty.

(25b) Tôi sẽ cảnh báo về tình hình đi muộn của nhân viên trong công ty.

(25c) Anh ấy cảnh báo về tình hình đi muộn của nhân viên trong công ty.

Ở ví dụ (25a) thì SP1 (tôi) đã thực hiện hành vi cảnh báo, còn trong ví dụ (25b) và (25c) thì động từ "cảnh báo" đã mất hiệu lực ngữ vi và các ví dụ này chỉ còn là những BTNV của hành vi thông báo và hành vi kể.

Có những HVNN được biểu thị bằng nhiều ĐTNV, song đối với hành vi cảnh báo thì chỉ có một ĐTNV duy nhất để biểu thị hành vi đó là động từ "cảnh báo". Tuy nhiên, để lựa chọn hoàn cảnh phù hợp với hành vi này (tức cảnh báo đúng lúc, đúng chỗ) nhằm đạt được hiệu lực ngữ vi cao nhất thì không phải là vấn đề đơn giản. Việc vận dụng một HVNN phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp cao nhất cho người nói trong việc thực hiện chiến lược hội thoại cũng như thiết lập được quan hệ liên cá nhân với đối ngôn của mình.

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 56 - 57)