Hành vi cảnh báo bằng hình thức cam kết

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 88 - 112)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.3. Hành vi cảnh báo bằng hình thức cam kết

Hành vi cam kết (kết ước - commisives) là người nói cam kết thực hiện hành động nào đó trong tương lai. Đích tại lời là thông qua phát ngôn, người nói đặt mình vào nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó. Hướng

khớp ghép là từ lời đến thực hiện. Trạng thái tâm lí là ý định thực hiện hành động của người nói.

Ví dụ về các hành vi ngôn ngữ thuộc nhóm cam hết: hứa, thề, cam kết, đe, tình nguyện…

Hành vi cảnh báo thuộc nhóm cam kết. Khi thực hiện hành vi này, người nói cam kết thực hiện hành vi cảnh báo nào đó đối với người khác trong tương lai. Đích tại lời là thông qua phát ngôn, người nói thực hiện hành vi cảnh báo một vấn đề nào đó để qua đó người nghe phải thực hiện một hành vi mà người nói mong muốn. Người nói cam kết sẽ thực hiện hành vi đó nếu người nghe không thực hiện hành động mà người nói yêu cầu.

3.1.2.3.1. Cảnh báo bằng hành vi cam đoan, cam kết

“Cam đoan là khẳng định điều mình trình bày là đúng và hứa chịu trách nhiệm để ngƣời khác tin”. (Theo Từ điển tiếng Việt – Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2011).

Như vậy, hành vi cam đoan về mức độ thực hiện cao hơn hành vi hứa. Khi người nói cam đoan sẽ làm một việc gì đó thì khả năng xảy ra hay mức độ chân thành trong phát ngôn rất cao.

Hành vi cam đoan, cam kết là người nói cam kết sẽ thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. Tuy nhiên, khi hành động đó xảy ra gây hậu quả xấu hoặc tiêu cực cho người nghe thì nó đã chuyển thành cảnh báo gián tiếp. Đích ngôn trung mà người nói hướng tới là làm cho người nghe phải lo sợ hoặc sợ hãi về hành động mà mình sắp làm.

Xét các VD sau:

(86) Cần thì tao cắt gân mày chứ không cắt gân con ngựa.

(KN) Ở ví dụ này thì người nói cam kết thực hiện hành vi “cắt gân mày chứ không cắt gân con ngựa”. Khi người nói cam kết như vậy thì đích ngôn trung mà người nói hướng tới là khiến người nghe lo sợ về kết quả không tốt đang đợi mình đó là bị “cắt gân”. Thông qua hành vi cam kết người nói đã thực hiện hành vi cảnh báo gián tiếp đối với người nghe nếu người nghe không thực hiện theo yêu cầu của người nói.

VD:

(87)Tức thì ông cụ ngồi nhỏm dậy cả quyết:

- Tôi sẽ gả con Tuyết cho thằng Xuân, tôi xin cam đoan nhƣ thế với bà.

(1, tr. 151) Trong ví dụ này, khi người nói (chồng) cam kết thực hiện một hành động, thông qua phát ngôn của mình người chồng đã tự đặt mình vào nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện việc hối hôn. Tuy nhiên, đích ngôn trung cuối cùng mà người nói hướng tới là cảnh báo. Nếu hành động hối hôn xảy ra thì cả người nói và người nghe (vợ-chồng) đều bị mất thể diện, danh dự vì không giữ lời hứa. Như vậy, thông qua hành vi cam kết, người nói đã gián tiếp thực hiện hành vi cảnh báo đối với người nghe.

VD:

(88) Ông Nghị mắng:

Tao biết đâu với mày. Mày vay thì mày phải giả. Tao hẹn từ giờ cho đến mai, nếu không đem nộp hết cả gốc lẫn lãi món nợ, thì phải làm giấy bán đứt ruộng. Bằng không tao kiện.

Đối với ví dụ này chúng ta cũng bắt gặp sự khác nhau về địa vị xã hội. Đó là ông Nghị/chủ nợ - anh Pha/con nợ. Từ vị thế người cho vay thì người nói đã cam kết thực hiện một việc không có lợi đối với người nghe chính là hành vi cảnh báo gián tiếp “tao kiện” để người nghe có thể làm theo yêu cầu của người nói.

VD:

(89) Đứa nào gian nên thú ngay, kẻo khi tao tìm thấy, tao giải thằng ăn cắp lên huyện cho quan làm tội. Nếu không ra, tao phải tra ngay ở nhà này cho đƣợc.

(3, tr. 238) Trong ví dụ này, bà Nghị đã cảnh báo người làm trong nhà một hành động mà bà sẽ cam kết thực hiện đó là: Tra ngay ở nhà này cho đƣợc nếu người ăn cắp không đưa trả lại món đồ đã lấy cắp (chiếc nhẫn).

Qua các ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy rằng khi người nói cam kết thực hiện một hành động trong tương lai mà hành động đó sẽ gây hậu quả xấu cho người nghe thì họ đang gián tiếp thực hiện hành vi cảnh báo của mình. Nói tóm lại, khi người nói cam kết thực hiện một hành động nào đó mà hành động đó gây tổn hại về thể xác người nghe thì bản thân nó đã chuyển thành hành vi cảnh báo gián tiếp. Cam kết thực hiện V và V sẽ gây tổn hại cho người nghe. Như vậy từ hành vi cam kết dẫn đến hành vi cảnh báo gián tiếp.

HV cảnh báo gián tiếp = HV cam kết thực hiện V (V đe dọa ngƣời nghe)

3.1.2.3.2. Cảnh báo bằng hành vi đe dọa

Hành vi cảnh báo là hành vi mà người nói thực hiện khi người nói nghĩ rằng sự kiện xảy ra sẽ không tốt cho người nghe. Sự kiện đó có thể do người nói trực tiếp làm, cũng có thể do người thứ 3 (SP3) làm. Phát ngôn được xem như

là một cố gắng để người nói chỉ ra những thiệt hại mà sự kiện đó sẽ gây ra cho người nghe.

Xét các VD:

(90) Trung ơi, mày không về nhà ngay thì bố mày giết.

(KN) Ở ví dụ này thì người nói đang cảnh báo cho người nghe về khả năng xấu sẽ xảy ra nếu không về nhà ngay. Mục đích là cảnh báo nhưng tự bản thân lời cảnh báo này có tác động đến tâm lý, gây hoang mang, lo sợ cho người nghe. Bản thân nó không phải là lời đe dọa vì mục đích đe dọa không phải là mục đích cuối cùng của người nói.

VD:

(91) Mẹ mày mà chết thì chúng mày đi ăn mày mất.

(12, tr. 175) Hành vi cảnh báo này của người nói (mẹ) cảnh báo cho người nghe (các con) về cuộc sống của người nghe nếu người nói chết đi. Đích ngôn trung của hành vi cảnh báo mà người nói hướng tới trong phát ngôn này là khiến cho người nghe lo sợ cho bản thân mình. Tuy là cảnh báo nhưng cảnh báo này có chủ ý của người nói hướng tới cho người nghe.

VD:

(92) Không mau chuồn đi, loanh quanh ở đây rồi chết có ngày.

(KN) Trong ví dụ này, người nói cảnh báo cho người nghe và đồng thời cũng cảnh báo ngay cho bản thân mình về mức độ nguy hiểm mà mình và người nghe sẽ phải chịu nếu không trốn đi ngay. Như vậy, hành vi cảnh báo này có đích ngôn trung là muốn người nghe thay đổi hành động của mình là không ở lại mà

phải đi ngay. Tuy không có tính chất bắt buộc hay ra lệnh ở đây nhưng hành vi cảnh báo này hướng người nghe nhận thức được về mối nguy hiểm đang chờ đón mình để người nghe thay đổi quyết định hay hành động của mình.

VD:

(93) Ở đây trộm cắp nhƣ rƣơi, hở ra là mất đồ nhƣ chơi đó.

(KN) Đối với ví dụ này thì người nói cảnh báo về một hiện thực có thể xảy ra đó là bị mất cắp. Người nói cảnh báo về một sự việc xảy ra nhưng không phải do mình làm mà là do khách quan. Tuy nhiên, hậu quả của sự việc này nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo của cả người nói lẫn người nghe. Vì vậy từ mức độ cảnh báo người nói đã ngầm chuyển sang hàm ý đe dọa.

VD:

(94) Mọi ngƣời phải cẩn thận không trƣợt chân là toi đời đấy.

(KN) Trong ví dụ này cũng vậy, người nói đang cảnh báo về sự nguy hiểm (toi đời) nếu người nghe bị trượt chân. Vì vậy, từ cảnh báo người nói đã gián tiếp chuyển sang đe dọa nhưng không có chủ ý gây hại cho người nghe.

Tất cả các ví dụ cho thấy, khi người nói thực hiện hành vi cảnh báo thì họ cũng đã thực hiện vi động đe dọa không có chủ ý, đe dọa ngoài ý muốn vì bản thân người nói không trực tiếp gây ra những hậu quả xấu cho người nghe.

Khi thực hiện hành vi cảnh báo cho người nghe thì bản thân người nói đã nhìn thấy hoặc nhận thấy sự nguy hiểm đối với người nghe. Với hành vi cảnh báo của mình thì người nói muốn người nghe đừng làm một việc gì đó có thể ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của họ.

* Tiểu kết chƣơng 3

Hành vi cảnh báo là một hành vi ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với tình huống giao tiếp và có thể thông qua giao tiếp để có những dạng cảnh báo khác nhau. Hành vi này có nhiều điểm tương đồng với hành vi đe dọa. Cho nên, để hiểu được dạng hành vi này, không thể chỉ dựa vào bản thân câu cảnh báo đó, mà đòi hỏi người đọc phải xem xét kỹ và tri nhận được những yếu tố liên quan khác như: vai giao tiếp, nội dung sự tình và mục đích giao tiếp. v.v…

Tên gọi cảnh báo đã chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa hai đối tượng chi phối để tạo hành vi cảnh báo (người - người). Nếu không tồn tại cặp quan hệ này, mọi câu nói mượn hình thức của cảnh báo đều không được coi là hành vi cảnh báo.

Thông qua nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy rõ tính chất đan xen của hành vi cảnh báo về hình thức, mục đích đối với các hành vi ngôn ngữ khác. Cụ thể, hành vi cảnh báo có thể mượn hình thức: câu hỏi, câu ra lệnh, câu yêu cầu, câu cam kết, câu đe dọa, câu chửi…, và có thể thông qua những ĐTNV khác nhau để thực hiện cùng một đích ngôn trung. Do đó, nhận diện hành vi cảnh báo không thể dựa vào mặt hình thức mà phải đi sâu vào đích ngôn trung mà hành vi này hướng tới.

Do hành vi cảnh báo là một trong những dạng hành động ngôn từ được hình thành, phát triển trong hội thoại nên việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể của hành vi cảnh báo phải luôn gắn chặt với những đặc trưng của hành động ngôn từ và lý thuyết hội thoại. Thiếu những yếu tố gắn kết với thực tiễn, việc nghiên cứu hành vi cảnh báo sẽ mang tính chất lý thuyết suông và không có giá trị ứng dụng cả về lý thuyết và thực tiễn.

KẾT LUẬN

Hội thoại là sự tương tác bằng lời và nhờ vào chính sự tương tác ấy chúng ta mới có thể nhận biết được hiệu lực ở lời của một hành vi ngôn ngữ.

Mặt khác, thông qua tương tác hội thoại, chúng ta có thể biết được người nói đã thành công hay thất bại khi thực hiện hành vi ngôn ngữ đó. Chính vì lý do đó, khi nghiên cứu hành vi cảnh báo, chúng tôi luôn đặt nó trong sự tương tác hội thoại.

Trong luận văn này, chúng tôi đã tiến hành phân loại hành vi cảnh báo dựa trên một số tiêu chí cụ thể. Và từ sự phân tích các nhóm hành vi cảnh báo đó, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận quan trọng như sau:

Thứ nhất: Hành vi cảnh báo là hành vi thuộc nhóm cam kết (kết ước, như sự phân loại của Austin và Searle).

Thứ hai: Hành vi cảnh báo được phân loại ra làm hai nhóm chính là: hành vi cảnh báo trực tiếp và hành vi cảnh báo gián tiếp.

Hành vi cảnh báo trực tiếp được biểu thị qua động từ ngôn hành “cảnh báo” và những quán ngữ đặc trưng như: liệu hồn; liệu thần hồn; liệu thần xác;… hoặc các vị từ cảnh báo gây tổn hại đến thể xác, tinh thần của người nghe.

Bên cạnh đó, người Việt thường sử dụng một số kiểu câu khác để nhằm mục đích cảnh báo như: yêu cầu, ra lệnh, thỉnh cầu, hỏi, cấm, cam kết,… Khi sử dụng những kiểu câu này, người nói đã thực hiện hành vi cảnh báo gián tiếp.

Thứ ba: Cảnh báo trực tiếp là hành vi dễ làm mất thể diện của người đối thoại. Người Việt vốn ưa tế nhị, trọng tình cảm, bởi thế trong giao tiếp, để không làm mất thể diện người đối thoại, người Việt rất hạn chế lối cảnh báo

trực tiếp. Hành vi cảnh báo trong tiếng Việt cũng mang những đặc trưng về ngôn ngữ - văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Thứ tư: Một biểu thức ngữ vi cảnh báo tường minh ở dạng đầy đủ bao gồm bốn thành tố (theo mô hình của Ross): A. Người nói (SP1); B. Động từ ngữ vi; C. Người, đối tượng tiếp nhận hành vi cảnh báo và D. Nội dung mệnh đề.

Thứ năm: Hành vi cảnh báo có nhiều điểm tương đồng với hành vi đe dọa.

Cho nên, để hiểu được dạng hành vi này cần phải dựa vào một số yếu tố khác như: vai giao tiếp, nội dung sự tình hay mục đích giao tiếp. v.v…

Thứ sáu: Xét về mặt hình thức và mục đích, hành vi cảnh báo có thể mượn hình thức câu hỏi, câu ra lệnh, câu yêu cầu, câu cam kết, câu đe dọa, câu chửi…, và có thể thông qua những ĐTNV khác nhau để thực hiện cùng một đích ngôn trung.

Kết luận cuối cùng của chúng tôi là: Vì đặc trưng của hành vi cảnh báo là làm cho người nghe lo sợ hay sợ hãi về một kết quả không tốt đối với người nghe trong tương lai nên tính phi lịch sự được thể hiện rõ trong các phát ngôn thông qua cách mà người nói sử dụng đại từ nhân xưng. Lượt lời ưa dùng không phải là hỏi – trả lời mà là hỏi – im lặng.

Trên đây là phần trình bày những hiểu biết của chúng tôi về hành vi cảnh báo trong tiếng Việt. Luận văn đã áp dụng một số kết quả nghiên cứu về lý thuyết ngôn ngữ học vào một đối tượng cụ thể, đó là hành vi cảnh báo trong tiếng Việt. Do hạn chế về thời gian và trình độ nhất định, luận văn chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và có phần mang tính chủ quan. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách, tạp chí:

1. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm.

2. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cƣơng ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục.

3. Đỗ Hữu Châu (1995), Giản yếu về ngữ dụng học, Huế.

4. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục.

5. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cƣơng ngôn ngữ học, tập 2 - ngữ dụng học, Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới việc xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt, Nxb Khoa học Xã hội.

7. Nguyễn Đức Dân (1998), Biểu thức ngữ vi, Tạp chí ngôn ngữ (số 2). 8. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục.

9. Hữu Đạt (2000), Văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp của ngƣời Việt, Nxb Văn hoá thông tin.

10. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục.

11. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt – Văn Việt – Ngƣời Việt / Nxb Trẻ.

12. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục.

13. Mai Xuân Huy (2004), Ngôn ngữ quảng cáo dƣới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp / Nxb Khoa học Xã hội.

14. Nguyễn Văn Lập (2002), Hành vi lời nói xin lỗi trong tiếng Việt, Ngữ học trẻ.

15. Vũ Tố Nga (2007), Cấu trúc "Nếu…thì…" với sự biểu thị hiệu lực tại lời của hành vi cam kết, Tạp chí ngôn ngữ (số 3).

16. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP.HCM.

17. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1999), Tiếng Việt thực hành, Nxb ĐHQGHN.

18. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng

Việt / NXB Giáo dục.

19. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trƣng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tƣ duy ở ngƣời Việt, Nxb ĐHQGHN.

20. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (2002), Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp, Nxb Thông tin KHXH.

21. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

22. John Lyons (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nxb Giáo dục.

23. David Nunan (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 88 - 112)