Ngƣời nói (SP1) Ứng với NP1 trong mô hình của Ross

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 53 - 56)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.1. Ngƣời nói (SP1) Ứng với NP1 trong mô hình của Ross

VD:

(22a) Tôi cảnh báo những ngƣời liên quan đến vụ phá rừng phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.

(22b) Chúng tôi cảnh báo những ngƣời liên quan đến vụ phá rừng phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.

(22c) Chúng ta cảnh báo những ngƣời liên quan đến vụ phá rừng phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.

(KN) Với chủ thể hành động là "Tôi", "Chúng tôi", ví dụ (22a) và (22b) là các BTNVCBTM có hiệu lực của một hành vi cảnh báo. Còn ở ví dụ (22c), chủ thể hành động là "Chúng ta" nên đây không còn là một BTNV có hiệu lực cảnh báo mà là BTNV có hiệu lực ở lời của một hành vi thông báo.

Theo các quan niệm về điều kiện sử dụng ĐTNV ở lời thì trong tiếng Nga hay tiếng Anh, chủ ngữ đi kèm với động từ phải ở ngôi thứ nhất số ít, tức

"I" (tiếng Anh), hay "Я " (tiếng Nga), dịch sang tiếng Việt là "tôi". Bởi lẽ ngôi thứ nhất số nhiều trong các ngôn ngữ này không có sự phân biệt rạch ròi là bao gồm chỉ những người nói hay cả người nói và người nghe, cả 2 trường hợp đều dùng chung một từ "we" (tiếng Anh) hay " МЫ " (Tiếng Nga). Trong khi đó, tiếng Việt phân biệt rạch ròi "chúng tôi" (không kể người nghe) và "chúng ta" (gồm cả người nghe). Ngoài ra, tiếng Việt còn có từ "ta" có thể sử dụng tuỳ từng trường hợp chỉ riêng người nói hoặc bao gồm cả người nói và nghe.

Do có sự phân biệt như vậy, cho nên SP1 trong BTNVCBTM có thể là: - Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít: tao, tôi, tớ, mình, ta

- Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều: (không bao gồm người nghe): chúng tôi, chúng tao, chúng tớ

- Các danh từ thân tộc được sử dụng để chỉ ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều (không bao gồm người nghe): ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em, cô dì…

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, về mặt cú pháp, ở vị trí A của BTNVCBTM có thể là một từ - như ở ví dụ, cũng có thể là một cụm từ hoặc thậm chí là một cấu trúc C-V.

VD:

(23) Chúng tôi là những đứa con của núi rừng cảnh báo những kẻ phá rừng sẽ phải trả giá đắt.

(KN) Phần gạch chân ở ví dụ trên là một cụm C-V giữ vai trò trong cấu trúc của BTNV ứng với NP1 ở S1 trong mô hình của Ross. Tuy nhiên, những

BTNVCBTM mà ở vị trí A là một cụm từ hay một cấu trúc C-V thì xuất hiện rất ít trong các văn bản và cả trong giao tiếp hội thoại.

Một điểm đáng chú ý khác là, trong hoạt động giao tiếp, người nói (SP1) là người chủ động thực hiện hành vi cảnh báo. Do vậy trong BTNV cảnh báo phải có sự hiện diện của SP1, hoặc ở cả 2 vị trí là tham thể chủ thể của ĐTNV và tham thể chủ thể của động từ trong nội dung mệnh đề, hoặc ở một trong hai vị trí trên. Đây là một điểm khác biệt giữa BTNV của hành vi cảnh báo với BTNV của một số hành vi khác. Ví dụ trong BTNV của hành vi xin lỗi hay hành vi chào mừng thì không nhất thiết phải có sự hiện diện của SP1.

VD:

- Xin lỗi anh (ĐTNV + người được xin lỗi).

- Nhiệt liệt chào mừng Thủ tƣớng Anh cùng phu nhân đến thăm Việt Nam (ĐTNV + Người được chào mừng + hành động của người được chào mừng).

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng: Thông thường, SP1 trong thành tố A chỉ được rút gọn khi trong biểu thức ngữ vi cảnh báo tường minh ít nhất phải có mặt các thành tố ở vị trí B và D, hoặc có mặt đầy đủ cả ba thành tố ở vị trí B, C, và D.

VD:

(24) Cảnh báo với anh là tôi sẽ không để yên cho anh đâu.

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 53 - 56)