Phát ngôn ngữ vi

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 28 - 29)

7. Bố cục của luận văn

1.1.2.3. Phát ngôn ngữ vi

"Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này đƣợc thể hiện một cách trực tiếp, chân thực" [5, 91].

Theo quan niệm của tác giả Nguyễn Đức Dân trong cuốn "Ngữ học dụng" tập 1 thì "các phát ngôn ngữ vi cũng là các biểu thức ngữ vi" (performative) (trang 47). Nhưng theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn "Đại cƣơng ngôn ngữ học" tập 2 thì "Các phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trƣng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó đƣợc gọi là biểu thức ngữ vi" (trang 91).

VD: hai phát ngôn sau:

(1) Anh nên bỏ thuốc lá đi.

(2) Tôi nói chân thành, anh nên bỏ thuốc lá đi.

Ở phát ngôn (1), căn cứ vào cấu trúc câu và các từ ngữ: "nên + động từ + đi" ta có thể xác định đây là biểu thức ngữ vi ở lời khuyên. Đây là một phát ngôn ngữ vi ở dạng tối giản, có lõi biểu thức ngữ vi ở lời khuyên.

Còn phát ngôn (2), ngoài lõi biểu thức ngữ vi ở lời khuyên còn có thêm thành phần mở rộng "Tôi nói chân thành" có tác dụng rào đón trước khi khuyên.

Như vậy, trong thực tế có nhiều phát ngôn ngữ vi trùng với biểu thức ngữ vi và có những phát ngôn lớn hơn biểu thức ngữ vi. Nghĩa là ngoài bộ phận cốt lõi là biểu thức ngữ vi, còn có thể tồn tại một số thành phần mở rộng (TPMR) trong phát ngôn ngữ vi. Việc phân biệt biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi là rất có ý nghĩa khi nghiên cứu các HVNN trong hội thoại nói chung và trong hoạt động "cảnh báo" nói riêng. Khi phân biệt biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi, chúng ta mới thầy rõ vai trò của TPMR trong phát ngôn.

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 28 - 29)