Nội dung mệnh đề (Dictum) Ứng với S2 (NP1 + VP2) trong mô

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 59 - 63)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.4. Nội dung mệnh đề (Dictum) Ứng với S2 (NP1 + VP2) trong mô

của Ross

Nội dung mệnh đề trong BTNVCBTM là một mệnh đề hoặc một kết cấu C-V, thường có chủ ngữ đồng chiếu vật với chủ ngữ S1 (SP1) hoặc SP2, thậm chí là SP3 và vị ngữ là một vị từ nêu hành động:

Dictum = (SP1/SP2/SP3) + Vị từ nêu hành động

* Chủ ngữ trong nội dung mệnh đề (ứng với SP1/SP2/SP3 trong mô hình S2 của Ross)

Nội dung mệnh đề trong BTNVCBTM chính là "cái điều gì đấy" mà SP1 cảnh báo (sẽ) làm; SP2 sẽ phải đón nhận một sự việc không tốt hay SP3 sẽ gây ra một sự việc không tốt đối với SP2 (hoặc cả SP1 và SP2).

VD:

(29) Tôi cảnh báo tôi (SP1) sẽ khiến anh phải thân bại danh liệt.

(KN) Trong nhiều trường hợp, chủ ngữ của dictum là SP2, như trong ví dụ đã dẫn:

Tôi cảnh báo ngài sẽ phải trả giá đắt cho cuộc chơi ngông này lắm đây.

Trong ví dụ này thì chủ ngữ của dictum không đồng chiếu vật với chủ ngữ S1 (SP1) của biểu thức ngữ vi cảnh báo tường minh. Sở dĩ như vậy là do hành động trong tương lai (hành động được nêu trong nội dung mệnh đề) của chủ ngôn không được biểu hiện một cách hiển ngôn (tôi sẽ làm gì), mà thay vào đó chủ ngôn ngầm ẩn nêu ra hậu quả của việc "tôi sẽ làm gì" là "ngài sẽ phải trả giá đắt cho cuộc chơi ngông này lắm đây".

Ngoài ra, còn một số ít trường hợp, chủ ngữ của dictum (ứng với NP1 của S2 trong mô hình của Ross) là SP3:

VD:

(30) Anh cảnh báo nó là thằng chẳng ra gì đâu.

(KN) Vì hành vi cảnh báo là loại HVNN có đích ở lời hướng vào hành động của người nói, nhằm hướng vào hành động và suy nghĩ của người nghe, tác động đến người nghe (SP2), nên chủ ngữ của dictum thường là SP2.

Dựa vào sự phân tích trên, chúng tôi đã đưa ra bảng tổng hợp các trường hợp rút gọn các thành tố trong BTNVCBTM đầy đủ như sau:

(31)

TT A B C D

Tôi (SP1) cảnh báo với bà tôi (SP1)

sẽ đuổi bà ra khỏi cái nhà này trong nay

mai 1 + + + + + 2 + + - + + 3 + + - - + 4 - + - + + (KN)

Nhìn vào bảng tổng hợp các trường hợp rút gọn các thành tố trong BTNVCBTM đầy đủ, ta thấy là: SP1 với tư cách là chủ ngữ của dictum có thể rút gọn khi đã có SP1 ở vị trí A - chủ ngữ của S1 (ở 3).

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi SP1 - chủ ngữ của BTNVCBTM cảnh báo để xác nhận hay nhận định về một vấn đề, sự kiện nào đó (tức là khi đó dictum là một mệnh đề) thì chủ ngữ của dictum trong BTNVCBTM sẽ không còn đồng chiếu vật với chủ ngữ của BTNVCBTM nữa. Hay khi chủ ngữ của dictum là SP2 hay SP3 thì SP1 trong BTNVCBTM cũng không đồng chiếu vật với chủ ngữ của dictum nữa.

VD:

(32) Tôi cảnh báo về tình hình tài chính của công ty.

(KN) => Dictum là một mệnh đề.

(33) Mỹ cảnh báo Hàn Quốc rằng Triều Tiên sẽ phóng tên lửa hạt nhân vào tháng 9 tới.

(VnExpress) => Chủ ngữ của BTNVCBTM (tức SP1) là "Mỹ", còn chủ ngữ của dictum trong BTNVCBTM lại là "Triều Tiên".

* Vị ngữ trong nội dung mệnh đề (ứng với VP2 của S2 trong mô hình của Ross)

Trong dictum, yếu tố không thể vắng mặt là vị ngữ nêu hành động của SP1. Vị ngữ cho ta biết nội dung của hành vi cảnh báo: Tức là cho ta biết SP1 cảnh báo cái gì, nói chỉ ra "điều gì đây" mà SP1 hay SP3 sẽ thực hiện hoặc điều mà SP2 phải đón nhận trong tương lai.

Trong thực tế giao tiếp thì nội dung cảnh báo rất đa dạng. Do vậy thật khó có thể thống kê được hết những vị từ biểu thị nội dung của câu cảnh báo. Qua sự khảo sát các hành vi cảnh báo trong một số tác phẩm văn học, trên một số trang báo và trong giao tiếp hội thoại hàng ngày, chúng tôi nhận thấy đa số nội dung mệnh đều chỉ hành động trong BTNVCBTM thường có dạng.

(Sẽ) + vị từ + (tham thể của vị từ)

VD:

(34) Tôi cảnh báo anh sẽ không có đƣờng về.

(KN) (35) Mày muốn theo nó thì tao cho không, nhƣng tao cảnh báo cho mày biết trƣớc là đời mày sẽ khổ đó.

(KN)

2.2. Hành vi cảnh báo nguyên cấp (không có động từ ngữ vi "cảnh báo")

Biểu thức ngữ vi cảnh báo nguyên cấp (BTNVCBNC) chính là công thức nói năng có hiệu lực cảnh báo mà không có động từ ngữ vi "cảnh báo".

Qua quá trình khảo sát các văn bản và trong giao tiếp hội thoại hàng ngày, chúng tôi nhận thấy những phát ngôn có BTNVCBNC xuất hiện khá nhiều.

Thông thường, một HVNN được nhận diện nhờ các dấu hiệu ngữ vi của mình. Dấu hiệu dễ nhận ra nhất là các ĐTNV dùng trong BTNV. Song trên thực tế, nhiều phát ngôn cảnh báo không có ĐTNV “cảnh báo”, tức là vẫn tồn tại những BTNVCBNC. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết được một

BTNVCBNC? Trong trường hợp đó, ngữ cảnh là điều kiện tiên quyết để nhận ra hiệu lực ở lời của nó.

Ngữ cảnh để xác định một BTNV có phải là BTNVCBNC hay không ở đây chính là các từ ngữ nằm xung quanh và nằm chính ngay trong BTNV đó. Ta hãy xét ví dụ sau:

VD:

(36) Nếu gặp một kẻ không ƣa Bính thì Bính sẽ còn bị buộc hàng vạn tội xấu xa.

(2, tr. 32) (37) Nếu cứ lang thang, bơ vơ ở những chỗ đƣờng vắng thì thế nào cũng còn bị chọc ghẹo.

(2, tr. 36) Một điều dễ nhận thấy là các BTNVCBNC thường có cấu trúc "Nếu… thì…"

Nhưng đây không phải là dấu hiệu để nhận biết BTNVCBNC hay phân biệt BTNVCBNC với các BTNV thuộc nhóm HVNN khác. Dấu hiệu để nhận biết ở đây là mệnh đề sau "thì…".

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 59 - 63)