Động từ ngữ vi

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 25 - 26)

7. Bố cục của luận văn

1.1.2.1. Động từ ngữ vi

Tên gọi của các HVNN (cụ thể ở đây là hành vi ở lời) trong một ngôn ngữ là các động từ nói năng (ĐTNN). Hay nói cách khác, động từ nói năng là những từ biểu thị, gọi tên các hành vi ngôn ngữ.

1 Đây là vấn đề gây tranh luận. Chúng tôi theo cách hiểu của Diệp Quang Ban, thể hiện qua công trình

gần đây “Ngữ pháp tiếng Việt” (Nxb Đại học sư phạm - 2004). Trong khi đó, Nguyễn Văn Hiệp (2008) và Lyons (2006) cho rằng những biểu thức ngữ vi trên đây cũng là biểu thức ngữ vi tường minh.

Trong số các ĐTNN, có một số động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức năng ở lời, gọi là những động từ ngữ vi.

Tóm lại: "Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là ngƣời nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị [5, tr. 97]. Ví dụ, khi ta phát ngôn: "Tôi cảnh báo anh sẽ trƣợt tốt nghiệp nếu vẫn cứ học hành chểnh mảng nhƣ vậy.", tức là ta đã đồng thời thực hiện hành vi "cảnh báo" vào thời điểm phát ngôn. Như vậy, động từ "cảnh cáo" trong phát ngôn trên đã được thực hiện trong chức năng ngữ vi và được gọi là động từ ngữ vi.

Trong thực tế giao tiếp, không phải khi nào các động từ ngữ vi cũng được dùng với chức năng ngữ vi.

Trong tiếng Việt có rất nhiều ĐTNN có thể được dùng với chức năng ngữ vi như: hứa, hỏi, khuyên, cấm, ra lệnh, cam đoan, cam kết, thề, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, mời, cảnh báo,… Nhưng cũng có những động từ không thể dùng với chức năng ngữ vi như: hứa hẹn, xin xỏ, bảo ban, sai khiến, đe doạ, chửi mắng, nịnh, chế nhạo, giễu, đả kích,… mà chỉ có thể dùng trong chức năng miêu tả lại hành vi ở lời. Trong số những động từ có thể sử dụng với chức năng ngữ vi lại có những động từ chỉ được dùng trong hiệu lực ngữ vi, mà không thể dùng trong chức năng miêu tả. Chẳng hạn, động từ "đa tạ".

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 25 - 26)