7. Bố cục của luận văn
1.2.3. Cấu trúc hội thoại
- Lƣợt lời
Lượt lời được đa số các nhà nghiên cứu coi như một đơn vị của hội thoại. Đó là một lần nói xong của một người trong khi những người khác sẽ không nói, để rồi đến lượt một người tiếp theo nói. Nếu có nhiều người khác nhau nói cùng một lúc, sẽ không xảy ra lượt lời, ngoại trừ những hành vi xưng tụng, thề nguyền trong các lễ nghi tôn giáo.
VD:
(4) SP1: Cậu Phƣớc mặc quần vào đi.
SP2: Em chã.
SP1: Mặc quần vào không ông ấy cƣời cho.
Do mỗi lượt lời được xây dựng trên cơ sở lượt lời trước đó nên ta có sự luân phiên lượt lời trong cấu trúc hội thoại. Cơ chế hoạt động của chúng chính là sự tranh lời và trao lời.
Trao lời là sự chuyển lời tự nhiên có ý thức chủ động của người đang giữ lời. Mỗi một người đều có thể trực tiếp chuyển giao lượt lời cho một đối tượng xác định hoặc không xác định.
Trái với trao lời là tranh lời hay ngắt lời, là những lời nói “xen ngang” vào giữa lượt lời của người đang nói. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự nhầm tưởng người đối thoại đã nói xong, hoặc một phản ứng tâm lý tức thời (tích cực hay tiêu cực). Lối nói tranh lời có thể liên quan tới văn hóa, tập tục và quy ước của từng dân tộc, chúng thường phản ánh những quan hệ tôn ti, những cương vị nào đó. Ví dụ thầy cô có quyền ngắt lời học sinh, cha mẹ có quyền ngắt lời con, thủ trưởng có quyền ngắt lời nhân viên nhưng hiếm khi có trường hợp ngược lại ngoại trừ cuộc hội thoại đang nằm trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó (quá bức xúc hoặc quá tức giận chẳng hạn).
- Mở thoại - thân thoại - kết thoại
Mở thoại là những lời nói được sử dụng trong một lúc nào đó để người khác cảm nhận được là sẽ có một hoặc một chuỗi những lời nói tiếp theo.
VD:
Người vợ nói với chồng:
- Anh ạ.
Điều đó có nghĩa là người vợ đang có câu chuyện gì đó muốn nói với người chồng. Tuy nhiên, lời mở thoại này có thực sự thành công hay không, tức
có hoàn thành được vai trò mở thoại của mình hay không lại còn phụ thuộc vào mức độ sẵn lòng của người tiếp nhận lời mở thoại.
Đối với lời mở thoại trên, ba người chồng khác nhau có thể có ba cách phản ứng khác nhau như sau:
- Có chuyện gì vậy em? => Lời mở thoại được xem là thành công, vì người chồng đã chấp nhận lời mở thoại và đang giữ cho cuộc thoại tiếp diễn.
- Anh đang bận bù đầu đây. => Lời mở thoại được xem là thất bại, vì người chồng có thái độ bất hợp tác và đã có hành động kết thúc cuộc thoại.
- Anh đang bận nhƣng có chuyện gì quan trọng không hả em? => Người chồng này có thái độ lấp lửng, nửa muốn tiếp tục cuộc thoại, nửa lại muốn kết thúc cuộc thoại. Thái độ nước đôi này cho thấy cuộc thoại có tiếp diễn hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người mở thoại, hay cụ thể hơn, là tầm quan trọng của nội dung vấn để sẽ được người mở lời nói tiếp sau đó trong cuộc thoại.
Mở thoại - thân thoại - kết thoại được coi là một cấu trúc hoàn chỉnh, đầy đủ nhất của một cuộc thoại. Tuy nhiên, trong thực tế, các cuộc thoại không phải khi nào cũng diễn ra một cách trình tự và bài bản như vậy. Tùy vào mục đích giao tiếp và nội dung chuyển tải, cuộc thoại có thể đi đến hoàn thiện một quy trình cũng có thể ngắt quãng tại một thời điểm nào đó của cuộc thoại.
- Cặp thoại
Khái niệm cặp thoại được hình thành từ chính bản chất của các lời thoại trong hội thoại. Các hành vi ngôn ngữ không đứng biệt lập nhau, hành vi này kéo theo hành vi kia, lượt lời này tiếp ứng lượt lời kia trong một sự tương tác hội thoại.
Chúng ta hay bắt gặp các cặp thoại như sau: hỏi - đáp, chào - chào, đề nghị - đáp ứng, đề nghị - bác bỏ…
Sau hoạt động mở thoại, người mở thoại sẽ mong đợi hành động tiếp nối cuộc thoại ngay sau đó. Vai trò của lời mở thoại sẽ là định hướng nội dung ngữ nghĩa cho người thứ hai. Những trường hợp đặc biệt như người ta cố ý vi phạm các phương châm hội thoại sẽ là những trường hợp ngoại lệ không được tính đến ở đây. Lời mở thoại thường là câu hỏi, câu đề nghị, để tương ứng với câu trả lời, câu đồng ý hay bác bỏ tạo thành một cặp thoại tương đối hoàn chỉnh và phổ biến.