7. Bố cục của luận văn
2.1.1. Cấu trúc của hành vi cảnh báo tường minh
Cảnh báo cũng như một số HVNN khác, đều có một cấu trúc nhất định, phát ngôn của hành vi cảnh báo thường có lõi là một biểu thức ngữ vi và xung quanh lõi ấy là một hoặc một số thành phần mở rộng (TPMR) có tác dụng đi kèm với biểu thức ngữ vi nhằm củng cố hiệu lực ở lời cho phát ngôn.
Biểu thức ngữ vi cảnh báo là những công thức nói năng mà khi nói ra nó là ta nhằm thực hiện một hành vi ở lời cảnh báo.
Biểu thức ngữ vi cảnh báo tường minh (BTNVCBTM) là công thức nói năng của hành vi cảnh báo, trong đó động từ biểu thị hành vi cảnh báo được dùng trong chức năng ngữ vi. Trên cơ sở mô hình cấu trúc ngữ vi sâu tường minh (cấu trúc sâu của câu ngôn hành) của J.R.Ross (1970), chúng tôi thấy có thể áp dụng mô hình đó cho BTNVCBTM ở dạng đầy đủ như sau:
VD: (17)
Tao (SP1)
A B C D
(KN) Theo [5, tr. 105] thì trong mô hình của Ross, S1 là câu lớn (sentences) cũng tức BTNVCBTM. S2 là câu con nằm trong S1, cũng tức là biểu thức ngữ vi nguyên cấp. NP1 là cụm danh từ ở ngôi thứ nhất làm chủ ngữ. NP2 là danh từ chỉ ngôi thứ 2 (SP2) tiếp nhận hành vi ở lời trần thuyết do V biểu thị. SP3 (ngôi thứ 3) là người gây nên hành vi trong lời cảnh báo cho SP2. M là các tình thái của S2.
Như vậy, ta thấy BTNVCBTM có thể được cấu thành bởi các thành tố sau: A. Người nói, người thực hiện hành vi cảnh báo (SP1) ở ngôi thứ nhất. B: Động từ ngữ vi biểu thị hành vi cảnh báo (ĐTNVCB).
C: Người, đối tượng, tiếp nhận hành vi cảnh báo (SP2).
S1 NP1 V cảnh báo NP2 (cho) mày (là) NP1 (M) nó (SP3) sẽ làm VP2
màykhổ suốt đời
D. Nội dung mệnh đề (dictum) nêu hành động trong tương lai của người nói (người cảnh báo).
Trừ những TPMR thì có thể rút ra công thức khái quát của một BTNVCBTM ở dạng đầy đủ là:
1. SP1 + ĐTNV + (cho/trƣớc/với SP2) + (rằng/là) + SP1/SP2/SP3 + VP2
VD:
(18) Tao cảnh báo với mày là con vợ mày sẽ cắm sừng mày đó
SP1 ĐTNV với SP2 là SP3 VP2
(KN) Trong một BTNVCBTM thì chủ thể thực hiện hành động trong nội dung mệnh đề (dictum) thường đồng chiếu vật với tham thể chủ thể hành động của ĐTNV. Do vậy, trong thực tế, BTNVCBTM còn xuất hiện ở một số dạng rút gọn khác như sau:
2. ĐTNV + (trƣớc/với SP2) + (rằng/là) + SP1/SP2/SP3 + VP2
VD:
(19) Cảnh báo với em là anh sẽ đuổi việc em trong nay mai.
(KN)
VD:
(20) Tôi cảnh báo về thái độ làm việc của các bạn.
(KN)
4. SP1 + ĐTNV + (trƣớc/với SP2) + (rằng/là) + SP2 + VP2
VD:
(21) Quan lớn cứ việc bắt giam tôi đi, tôi cảnh báo ngài sẽ phải trả giá đắt cho cuộc chơi ngông này lắm đây.
(KN) Như vậy, do quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ, trong công thức của một BTNVCBTM có thể rút gọn đi một số thành phần như: SP1 (ở một trong hai vị trí là: chủ ngữ trong BTNVCBTM - S1 hoặc chủ ngữ trong nội dung mệnh đề - S2). Hành vi cảnh báo là hành vi mà người nói (SP1) thực hiện ngay trong cuộc đối thoại mặt đối mặt với người nghe (SP2) hoặc ít ra là người nói cũng hướng tới đối ngôn, coi như mình đang đối diện với đối ngôn. Do vậy, nhiều khi trong BTNVCBTM, thành tố ở vị trí C (bị lược bỏ, nhưng nhờ vào ngữ cảnh mà người nghe (SP2) vẫn hiểu được người nói (SP1) cảnh báo cái gì.
Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy, để biểu thị hành vi cảnh báo, tần số xuất hiện của BTNVCBTM là rất cao. Để tăng hiệu lực ngữ vi cho hành vi cảnh báo của mình, người nói thích dùng các mô thức nói năng của một BTNVCBTM hơn là dùng biểu thức ngữ vì cảnh báo nguyên cấp (BTNVCBNC). Chúng tôi sẽ trình bày cặn kẽ, cụ thể hơn những sự hiểu biết của mình về các thành tố tạo nên cấu trúc của một BTNVCBNC ở mục 2.2.