Phép lịch sự của P.Brown và S.Levinson

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 35 - 37)

7. Bố cục của luận văn

1.3.3. Phép lịch sự của P.Brown và S.Levinson

Phép lịch sự của hai tác giả này được mở rộng từ nguyên tắc tôn trọng thể diện mà E.Goffman đề xướng.

P.Brown và S.Levinson (1978) đã phân biệt hai phương diện của thể diện, đó là thể diện âm tính và thể diện dương tính hay còn gọi là thể diện tích cực và thể diện tiêu cực.

Thể diện tích cực là những điều mà mỗi người muốn mình được khẳng định, được những người khác tôn trọng.

Thể diện tiêu cực, cũng tức là lãnh địa của cái tôi.

Trong hội thoại, các hành vi ngôn ngữ luôn tiềm ẩn sự đe doạ thể diện (Face Threatening Acts-FTA) gồm 4 phạm trù:

+ Hành vi đe doạ thể diện tiêu cực của người nói. + Hành vi đe doạ thể diện tích cực của người nói. + Hành vi đe doạ thể diện tiêu cực của người nghe. + Hành vi đe doạ thể diện tích cực của người nghe.

Các FTA mà Brown và Levinsion nêu ra được coi là bi quan, xem con người trong xã hội như là những sinh thể bị bao vậy thường xuyên bởi các FTA. Bởi vậy cần điều chỉnh bằng cách đưa vào mô hình những FTA có tính chất tích cực (Face Flatering Acts-hành vi tôn vinh thể diện). Như vậy, tập hợp các hành vi ngôn ngữ được chia làm hai nhóm lớn: nhóm có hiệu quả tích cực và nhóm có hiệu quả tiêu cực. Tương ứng với hai nhóm này là phép lịch sự tích cực và phép lịch sự tiêu cực.

* Phép lịch sự tiêu cực:

Phép lịch sự tiêu cực về căn bản có tính chất né tránh hay bù đắp. Đó là sự né tránh các hành vi đe doạ thể diện hoặc giảm nhẹ chúng bằng cách thực hiện một số biện pháp khi các FTA có tác động tới thể diện tiêu cực. Các biện pháp đó là:

+ Chú ý các từ xưng hô lịch sự như “chúng tôi” thay cho “tôi”, “ ngƣời” thay cho ngôi thứ hai trực tiếp.

+ Các biện pháp tu từ: nói giảm, nói vòng.

+ Sử dụng các biện pháp đi kèm để giảm xóc FTA gồm:

- Dùng một hành vi tiền dẫn nhập như: Anh có thể giúp tôi đƣợc không? (đối với thỉnh cầu). Tôi có thể hỏi anh điều này không?(đối với hành vi hỏi).v..v...

- Dùng các phương tiện khác: đó là các hành vi sửa chữa như: xin lỗi, thanh minh.

- Dùng các yếu tố tối thiểu hoá: chỉ, chỉ là, một chút...

- Những yếu tố tình thái đi kèm với một phát ngôn xác tín nhằm tạo ra một khoảng cách nào đó giữa người nói và nội dung phát ngôn: tôi tin/thấy/chorằng...

- Những yếu tố “tháo ngòi nổ”: người nói đưa ra trước một phản hồi tiêu cực mà người nghe có thể thực hiện, qua đó mà “tháo ngòi nổ” trước cho người nghe. Ví dụ như: “Tôi thực sự không muốn làm anh thất vọng, nhƣng...” hay “Tôi rất lấy làm tiếc, nhƣng...

- Dùng các yếu tố “vuốt ve”: nói trước những lời êm dịu nhằm làm cho người nghe có thiện cảm, chấp nhận đề nghị.

- Có thể thực hiện đồng thời một số biện pháp nói trên.

- Các yếu tố “cứng rắn hoá” có chức năng làm tăng hiệu quả đe doạ thể diện dùng trong những cuộc thoại có tính chất xung đột. Các yếu tố này được dùng trong một số ít các trường hợp đi kèm với FTA. Trái lại, chúng lại được dùng rất nhiều với các hành vi tôn vinh thể diện.

* Phép lịch sự tích cực:

Phép lịch sự tích cực chủ yếu tạo ra những hành vi có tính chất phản đe doạ đối với người nghe như: biểu thị sự tán đồng, trao tặng, mời, khen, cảm ơn, chào mừng v.v...

Phép lịch sự tích cực thường dùng những yếu tố tăng cường cho các FTA. Ví dụ: Tôi vô cùng cảm ơn anh; Tôi thật lòng biết ơn anh...

Nói chung, chúng ta có khuynh hướng nói giảm các phát ngôn không lịch sự và nói quá những phát ngôn lịch sự.

Cảnh báo là loại hành vi rất dễ làm mất thể diện người nghe. Vì vậy, theo nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp, hành vi này phải được thực hiện thế nào để giảm thiểu nguy cơ làm mất thể diện của người nghe.

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 35 - 37)