Ngƣời tiếp nhận hoặc chứng kiến hành vi cảnh báo (SP2) Ứng

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 57 - 59)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.3. Ngƣời tiếp nhận hoặc chứng kiến hành vi cảnh báo (SP2) Ứng

NP2 trong mô hình của Ross

Hành vi cảnh báo là HVNN mà khi thực hiện nó, người nói luôn hướng tới sự hiện diện của người đối thoại với mình. Cũng có lúc trong BTNVCBTM không có sự hiện diện của SP2:

VD:

(26) Tôi cảnh báo (với anh) anh sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những sự việc vừa xảy ra.

(27) Tôi cảnh báo (với anh) thái độ thiếu nghiêm túc của anh.

(KN) Nhưng thông thường trong phát ngôn cảnh báo thường có sự xuất hiện của SP2. Sở dĩ như vậy vì hành vi cảnh báo là một HVNN hướng ngoại, khi SP1 đưa ra một lời cảnh báo là luôn hướng tới người nghe, người tiếp nhận. SP1 luôn cho rằng hành vi cảnh báo của mình sẽ làm cho SP2 lo lắng hoặc thay đổi (sửa chữa) hành vi của mình. Do vậy, trong cấu trúc của BTNVCBTM thường có sự hiện diện của SP2. Xét về cấu trúc C-V thì SP2

luôn đi sau ĐTNV và là bổ ngữ gián tiếp của ĐTNV nên nó luôn đi kèm với từ "với" …

SP2 ở vị trí bổ ngữ gián tiếp của ĐTNV trong BTNVCBTM luôn ở ngôi thứ hai (số ít hoặc số nhiều đều được), SP2 ở vị trí này không thể ở ngôi thứ 3 vì khi đó ĐTNV sẽ mất hiệu lực ngữ vi.

VD:

Tôi cảnh báo với cô ấy là tôi sẽ đuổi việc cô ấy.

(KN) SP2 (cô ấy) ở đây là ngôi thứ 3 số ít nên động từ "cảnh báo" đã mất hiệu lực ngữ vi và ví dụ này được coi là BTNV của hành vi kể (trần thuật) hay thông báo.

Trong hội thoại và thậm chí ở các dạng viết thì SP2 trong BTNVCBTM cũng có thể được lược bỏ.

VD:

(28) Mỹ cảnh báo về tình hình tranh chấp trên biển Đông.

(Vietnamnet) Như vậy, trong 4 thành tố (A, B, C, D) của BTNVCBTM thì thành tố có thể lược bỏ dễ dàng nhất mà vẫn đảm bảo được tính chất của một BTNVCBTM biểu thị hành vi cảnh báo, đó là thành tố ở vị trí C. Tức là: người tiếp nhận hoặc chứng kiến hành vi cảnh báo (SP2).

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 57 - 59)