7. Bố cục của luận văn
3.1.2.2. Hành vi cảnh báo bằng hình thức điều khiển
Theo sự phân loại của Searle, nhóm điều khiển (directives) có đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành vi nào đó trong tương lai. Hướng khớp ghép là hiện thực - lời, tức hiện thực có xu hướng phù hợp với lời. Trạng thái tâm lí là sự mong muốn của người nói và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe.
Thuộc về nhóm này là các hành vi ngôn ngữ như: cho phép, khuyên can, ra lệnh, yêu cầu, hỏi, đề nghị, van xin, thỉnh cầu, mời, sai,…
Trong tiếng Việt, nhóm này được gọi là nhóm cầu khiến. Tùy ở mức độ cầu nhiều hay khiến nhiều mà có thể chia tách ra các hành vi theo mức độ khác nhau như: cấm, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, thỉnh cầu, hỏi,…
Đối với nhóm điều khiển, người nói muốn người nghe thực hiện hành động và khi người nói không chắc chắn người nghe có thực hiện hành động đó hay không thì người nói sẽ thực hiện tiếp hành vi cảnh báo để người nghe thực hiện hành động mà người nói mong muốn.
Người nói cam kết sẽ thực hiện hành vi nào đó trong tương lai, cũng có thể người nói không thực hiện hành vi đó, mà một đối tượng khác thực hiện. Và dù đối tượng thực hiện hành vi đó là SP1 hay SP3 thì SP2 (người nghe) đều bị tổn hại đến quyền lợi, thể xác hay tinh thần. Như vậy, hành vi cảnh báo có thể thực hiện thông qua nhóm điều khiển hay được thực hiện song song nhằm làm tăng hiệu lực phát ngôn.
Dƣới đây là một số hành vi cảnh báo thông qua hình thức điều khiển:
3.1.2.2.1. Cảnh báo bằng hình thức ra lệnh
Hành động ngôn từ ra lệnh là kiểu hành động ngôn trung bằng lời nói nhằm ra lệnh cho người nghe thực hiện một hành động mà người nói mong muốn.
“Ra lệnh là nêu ra, đƣa ra mệnh lệnh” (Theo Từ điển tiếng Việt – Trung tâm Từ điển học/NXB Đà Nẵng, 2011).
Hành động ngôn từ ra lệnh là hành động mà đích ngôn trung hướng tới là người nghe phải làm một việc gì đó mà người nói yêu cầu. Vì tính chất của ra lệnh là bắt người nghe phải tuân theo, làm theo nên tính áp đặt và bắt buộc cũng rất cao.
Người nói ra lệnh cho người nghe và hành động ra lệnh đó hướng trực tiếp tới người nghe.
VD:
(62) Này, tao thì bảo thật: Mày giờ hồn mày đấy! Muốn sống muốn tốt thì cút ngay.
(18, tr. 467) Trong ví dụ này, người nói ra lệnh cho người nghe: Cút ngay! Kèm theo lời cảnh báo: Nếu không cút thì sẽ sống khổ (hoặc một sự việc tương tự như vậy).
VD:
(63) Cút thẳng! Bà vả sƣng mặt mày lên bây giờ.
(18, tr. 468) Trong trường hợp này, người nói ra lệnh cho người nghe: Cút thẳng!
Kèm theo lời cảnh báo: Bà vả sƣng mặt mày lên bây giờ nếu người nghe không thực hiện hành động mà người nói yêu cầu.
VD:
(64) Một tiếng dạ kéo dài ở trại lệ. Kế đến tiếng chân chạy thình thịch. Cuối cùng là một câu hỏi đầy giọng tức tối:
- Thằng Biện tƣ đấy chứ? Cha đẻ mẹ mày! Chém cha con đẻ mẹ mày! Mày giắt con nào vào đây vừa rồi! Nói ngay! Nói… ngay! Không thì bà xé xác mày bây giờ.
(21) Ở ví dụ này, người nói rõ ràng ở vị thế cao hơn người nghe. Người nói có thể chửi người nghe bằng những đại từ chỉ bố mẹ. Thêm vào đó là cặp xưng hô:
“bà – mày” thể hiện mối quan hệ giữa bà chủ và người làm. Chính ở vị thế cao hơn người nghe mà người nói ra lệnh cho người nghe phải nói thật và nói ngay lập tức: Nói ngay! Nói… ngay!. Người nghe có trách nhiệm phải làm ngay yêu cầu của người nói và nếu không thực hiện yêu cầu đó thì người nghe sẽ phải nhận một kết cục không tốt: Không thì bà xé xác mày bây giờ. Lời cảnh báo này hướng trực tiếp đến người nghe, là hành động trong tương lai mà người nói sẽ làm nếu người nghe không đáp ứng yêu cầu của mình.
VD:
(65) Im, anh phải gọi là bà Phán, không thì bà không bằng lòng.
(1, tr. 57) Trong ví dụ này, mặc dù vai vế giữa người nói và người nghe là ngang bằng: “anh – tôi”, nhưng người nói cho rằng người nghe đang có hành vi không đúng, nên người nói tự cho mình ở vị thế cao hơn để ra lệnh cho người nghe: Im. Nếu không thực hiện hành động này thì người nghe sẽ nhận được một sự việc không tốt do người thứ ba gây nên: bà (Phán) không bằng lòng.
Trong các ví dụ trên, người nói ra lệnh cho người nghe nhưng trong các hành động đó, chúng ta không thấy có động từ ngôn hành “ra lệnh”, mà chỉ có các hành động mà người nói muốn người nghe thực hiện hành động chính là động từ trong câu.
Chúng ta có thể thấy cấu trúc đặc trưng của hành vi ra lệnh nguyên cấp như sau:
Trong đó: SP2: người nghe; V: động từ.
Sau cấu trúc ra lệnh này là mệnh đề chỉ rõ điều kiện mà người nói đưa ra nhằm khẳng định về khả năng xảy ra một kết quả xấu cho người nghe nếu không làm theo yêu cầu đó. Đây chính là phần cảnh báo mà người nói muốn hướng tới người nghe.
Từ đó, chúng ta có kết cấu hành vi cảnh báo như sau:
HV cảnh báo = HV ra lệnh + Câu điều kiện
3.1.2.2.2. Cảnh báo bằng hình thức cấm
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (NXB Đà Nẵng, 2011): “Cấm là không cho phép làm việc gì đó hoặc không cho phép tồn tại”.
Hành vi cấm là hành vi mà chủ ngôn yêu cầu tiếp ngôn không được làm một việc gì đó theo yêu cầu của mình. Đích ngôn trung người nói hướng đến là muốn người nghe thực hiện hành vi cấm đấy. Vì người nghe có thể không thực hiện chúng nên người nói phải đưa thêm giả thuyết về một kết quả không tốt nếu như hành vi cấm không được thực hiện. Hành vi được nêu ra trong giả thuyết là một hành vi trong tương lai có thể gây tổn hại đến người nghe về thể xác hoặc tinh thần. Vì vậy, hành vi cấm được tăng thêm tính áp đặt và chúng có động từ ngôn hành “cấm”.
VD:
(66) Rõ đĩ mà không biết rởm! Tôi cấm cửa thằng Xuân cho mà xem.
Trong ví dụ này, người nói (ông Văn Minh) vừa đưa ra hành vi cảnh báo thông qua hành vi thông báo việc “cấm cửa” SP3 (Xuân tóc đỏ).
VD:
(67) Ông chánh hội vớ lấy cái gậy mà rằng:
- Thôi cả đấy nhé! Cấm không ai nói nửa nhờ đấy, kẻo không có mà thằng này phang cả cho một lƣợt chứ chẳng trừ ai đâu. Lại không biết ngƣời ta bận?
(22, tr. 17) Trong trường hợp này, người nói (ông chánh hội) cảnh báo mọi người không được nói chuyện nữa. Người nói đã thực hiện hành vi cấm để lời cảnh báo của mình được nhanh chóng thực hiện. Và để tăng thêm mức độ nghiêm trọng của vấn đề, người nói đã nêu thêm kết quả không tốt nếu người nghe không thực hiện yêu cầu của mình. Ở đây, khả năng xảy ra hành động xấu trong tương lai cho người nghe là do người nói thực hiện. Vì vậy, nó đã chuyển thành hành vi cảnh báo. Chúng ta có từ hành vi cấm kết hợp với câu điều kiện đã dẫn đến đích cuối cùng là hành vi cảnh báo.
Qua hành vi cấm, người nói muốn cảnh báo người nghe không được thực hiện hành động P. Người nói cam kết thực hiện hành động P’ trong tương lai. Đích tại lời là thông qua phát ngôn, người nói đã đặt mình vào nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện hành động P’ nếu người nghe thực hiện hành động P.
Kết cấu chung của hành vi cảnh báo thông qua hành vi cấm là:
3.1.2.2.3. Cảnh báo bằng hình thức yêu cầu
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (NXB Đà Nẵng, 2011): “Yêu cầu là nêu ra điều gì với ngƣời nào đó, tỏ ý muốn ngƣời đó làm, vì đó là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền hạn, khả năng của ngƣời ấy”.
Hành vi yêu cầu là khi người nói muốn người nghe làm một việc gì đó cho mình hoặc khi người nói muốn làm một việc gì cho người nghe.
VD:
(68) Đứa nào chƣa có sƣu hay chƣa có thuế thì cứ trói cổ nó lại và điệu ra đây, để tôi cho chúng một mẻ.
(21) Trong ví dụ này, lý trưởng muốn thu thuế cho chánh tổng. Tuy nhiên, muốn thu thuế được thì lý trưởng phải có những biện pháp áp chế với người dân. Hành vi yêu cầu: Cứ trói cổ nó lại và điệu ra đây, chính là hành vi cảnh báo gián tiếp những người không chịu nộp thuế.
Trong một số trường hợp, khi người nói yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó những đích ngôn trung mà người nói hướng tới không phải là thực hiện hành động đó. Đích ngôn trung cuối cùng mà người nói muốn hướng tới là gì thì chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh để xem xét.
VD:
(69) Mày đánh chết bà xem nào! Mày mà không đánh chết đƣợc bà thì bà sẽ cho mày chết.
Trong ví dụ này, người nói đang trong trạng thái tức giận nên đã yêu cầu người nghe: đánh chết mình. Tuy nhiên, xét vào ngữ cảnh thì đích ngôn trung của người nói không phải là hành vi đánh chết mình, mà đây là hành vi thách thức của người nói thông qua hành vi yêu cầu. Thông qua hành vi yêu cầu, người nói đã gián tiếp cảnh báo người nghe.
VD:
(70) Mày cứ rủa ông đi, ông xem có đập vào mặt mày ra bằng cây gậy này bây giờ không?
(23, tr. 59) VD:
(71) Trước một cái chiến như vậy, cố nhiên là ông già đâm khùng:
- À, cái thằng này giỏi bây giờ giỏi nhỉ? Mày chửi ông xem, ừ, mày chửi bố mẹ mày đi.
(23, tr. 66) Trong 2 ví dụ này, ông bố đang tức giận con trai. Lời cảnh báo gián tiếp được thể hiện thông qua yêu cầu “chửi/rủa ông đi” và ngữ điệu và ngữ cảnh.
Xét về mối quan hệ: trên/dưới; bố/con thì con không thể chửi bố được. Tuy nhiên, trong 2 ví dụ trên thì người nói (ông bố) ở vị trí trên lại yêu cầu người nghe (con) ở vị thế dưới thực hiện hành động là: chửi/rủa. Một yêu cầu không thể thực hiện được, vì nếu thực hiện thì người con đã vi phạm chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ gia đình. Thông qua yêu cầu của mình, ông bố đã gián tiếp cảnh báo con về thái độ, hoặc hành vi sai trái đối với bố mẹ.
VD:
(72) Nghị Hách ngẫm nghĩ hồi lâu rồi cười sằng sặc:
- Bà Nghị ạ, đây là ông khóa Hiền, ngƣời mà bà vẫn kính mến về nhân phẩm, học thức và sợ nhất bị ngƣời ta khinh đấy! Bà vác cái mặt bà ra đây để cho ngƣời ta nhổ vào mặt đi.
(22, tr. 253) Trong trường hợp trên, Nghị Hách đã bắt quả tang vợ mình tằng tịu với một anh cung văn trẻ. Điều này đã làm Nghị Hách xấu hổ với những người xung quanh cũng chứng kiến cảnh đó. Trong lời đề nghị: “Bà vác cái mặt bà ra đây để cho ngƣời ta nhổ vào mặt đi”, Nghị Hách muốn cảnh báo về mối quan hệ của vợ mình thông qua một đề nghị mà người nghe không thể làm được.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người nói cảnh báo người nghe bằng cách yêu cầu người nghe lựa chọn hành động (mang tính tiêu cực, một chiều), VD:
(73) Bƣớc ngay không ông đá cho một cái thì chết bây giờ!
(KN) Trong ví dụ này, người nói yêu cầu người nghe: “bƣớc ngay”. Như vậy, chỉ có một sự lựa chọn là “bƣớc”, chứ không có lựa chọn là “không bƣớc”.
Đây là hành vi yêu cầu ngay lập tức với tiểu từ tình thái “ngay” thể hiện mong muốn của người nói đối với người nghe. Hành vi yêu cầu này là hành vi cảnh báo về một sự việc sẽ gây tổn hại cho người nghe do chính người nói thực hiện nếu người nghe không “bƣớc”.
Một số VD tương tự khác:
- Cậu Phƣớc mặc quần vào đi.
- Em chã.
- Mặc quần vào không ông ấy cƣời cho.
(1, tr. 40)
Anh phải gọi là bà Phán, không thì bà không bằng lòng.
(1, tr. 57) (74) Về cởi cái quần trắng ra ngay không có là không có vợ chồng gì nữa đâu.
(1, tr. 82) (75) Ai bắt anh Năm và Ba Trâu Lăn trốn ở đâu, phải nói mau, không đây chỉ nghiến một cái thì “đi Tây” béng nào.
(2, tr. 114) (76) Có xéo ngay… không sếp nó lại “xạc” ngƣời ta bây giờ.
(2, tr. 135) Tóm lại, qua các ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy rằng người nói thông qua hành vi yêu cầu để gián tiếp cảnh báo người nghe về một sự việc không tốt, ảnh hưởng đến người nghe trong tương lai.
Từ hành vi yêu cầu kèm với câu điều kiện, người nói đã thực hiện hành vi cảnh báo của mình:
HV cảnh báo = HV yêu cầu + Câu điều kiện
Trong một số trường hợp, người nói cảnh báo người nghe về một sự việc ảnh hưởng không tốt với người nghe bằng cách yêu cầu người nghe lựa chọn hành động mang tính tích cực cho mình.
Khi người nói thực hiện hành vi yêu cầu này thì cũng mang tính chất lựa chọn. Tuy nhiên, sự lựa chọn này không mang tính tiêu cực mà nó mang tính tích cực hướng tới người nghe. Sự lựa chọn mà người nói muốn người nghe làm có lợi cho người nghe.
VD:
(77) Này con kia, muốn tốt thì lo dậy mà làm ăn.
(KN) Đứng ở vị trí cao hơn, người nói đã yêu cầu người nghe lựa chọn một hành động tốt cho người nghe: “lo dậy mà làm ăn”. Sự lựa chọn này cũng là sự lựa chọn một chiều vì người nói không đưa ra hai khả năng cho người nghe. Thông qua hành vi yêu cầu này, người nói chỉ muốn cảnh báo về tương lai “không tốt” nếu người nghe không thực hiện theo yêu cầu “lo dậy mà làm ăn”
của người nói. VD tương tự:
(78) Muốn sống tốt thì cút ngay.
3.1.2.2.4. Cảnh báo bằng hình thức hỏi
Hành vi hỏi có hành vi tại lời là hỏi và đích ngôn trung là câu trả lời của tiếp ngôn. Đối với hành vi hỏi đơn thuần có đích ngôn trung là câu trả lời và mong muốn nhận được câu trả lời từ người được hỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bằng hành vi hỏi, người nói hỏi lại hướng tới một mục đích khác, chứ không cần câu trả lời của người nghe. Vì vậy, trong trường hợp đó, tuy là hành vi hỏi nhưng thông qua đó, người nói muốn người nghe làm một việc gì đó chứ không phải là trả lời.
* Câu hỏi: P + thì bảo? (V + thì bảo?)
Đối với dạng câu hỏi: P + thì bảo? thì trong phần mệnh đề P, người nói đã đưa ra một kết quả trong tương lai mà người nghe có thể nhận được. Kết quả này mang tính tiêu cực đối với người nghe nếu nó xảy ra. Trong phần “thì bảo?” chính là sự lựa chọn mà người nói dành cho người nghe. Đối với một kết cục xấu thì không người nghe nào muốn lựa chọn và câu trả lời của người nghe sẽ quyết định điều đó.
Một số VD:
(79) Chúng mày có im không thì bảo? chó nó ra bây giờ thì mất ăn.
(11, tr. 156) (80) Tên Pha có nhà không? Trốn thuế đấy à? Sao không ra đình mà nộp cho xong, muốn tù thì bảo?
(3, tr. 241) (81) Con kia, mày có đi không thì bảo?
Ở những câu hỏi trên, người nói không cần câu trả lời của người nghe mà nhằm mục đích cảnh báo người nghe một cách gián tiếp, ép người nghe chỉ có một sự lựa chọn duy nhất nếu không muốn một sự việc không tốt xảy đến với mình. Đây là hành vi hỏi nhưng không có sự lựa chọn có/không cho người nghe mà đích của nó hướng đến là cảnh báo người nghe.
Chúng ta có kết cấu:
(SP2) + (muốn) + V + (không) thì bảo?
Trong đó: SP2: người nghe; V: động từ (mang ý nghĩa tiêu cực)
* Câu hỏi với trợ từ tình thái: P + đấy à/đấy hở/đấy phỏng?
VD:
(82) Mày còn đứng đấy à?
(13, tr. 194) (83) Chỗ chúng mày ngồi đấy hở?
(KN) Mở đầu phát ngôn, người nói đã khẳng định người nghe đang cư xử