Cảnh báo thông qua vị từ phát ngôn

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 67 - 71)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Cảnh báo thông qua vị từ phát ngôn

Hành vi cảnh báo nguyên cấp cũng được thực hiện trực tiếp qua các vị từ nêu hành động làm tổn hại đến thể xác, tinh thần hoặc quyền lợi của người nghe.

VD:

(51) Quan phủ đập tay xuống bàn và dọa lý trưởng:

- Mày không thu lạm, làm sao tiền thuế lại thừa? Xong vụ thuế này, ông thu bằng triện.

(21) Ở ví dụ này chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa người nói và người nghe là mối quan hệ trên/dưới. Về vị thế xã hội là không ngang bằng nhau. Người nói là quan phủ, có quyền sinh quyền sát rất cao còn người nghe là lý trưởng có thể bị cắt chức bất cứ lúc nào. Trong ví dụ này chúng ta không thấy có động từ nào ngôn hành cảnh báo ở đây. Khi người nói nói: “Xong vụ thuế này, ông thu bằng triện” thì hàm ý là đang cảnh báo về quyền lợi đối với người nghe. Làm cho người lo sợ về khả năng mất chức của mình. Mất chức là mất quyền lợi, vì vậy người nói đã thực hiện xong hành vi cảnh báo của mình.

VD:

(52) Ông đánh ựa cơm ra bây giờ.

(KN) Ở ví dụ này, người nói có vị thế cao hơn người nghe. Chính vì vậy anh ta có quyền sử dụng vũ lực với người nghe. Như vậy, hành vi cảnh báo “đánh ựa cơm” là có thể xảy ra.

VD:

(53) Không xong thì ông cho cả họ nhà mày khốn đốn.

Trong ví dụ này chúng ta thấy khi người nói cảnh báo cho người nghe về một sự việc không tốt sẽ xảy ra cho người nghe nếu người nghe không thực hiện yêu cầu của người nói. Mục đích của người nói là thông qua phát ngôn của mình khiến người nghe lo sợ về sự việc sẽ xảy ra trong tương lai đó là “cả họ nhà mày khốn đốn”. Như vậy, đích ngôn trung mà người nói hướng tới là hành vi cảnh báo.

Để nhận diện được hành vi cảnh báo nguyên cấp thì vị từ trong phát ngôn phải nêu hành động làm tổn hại đến thể xác của người nói, SP1 – SP2 là các cặp đại từ nhân xưng ông/ta – mày. Đây chính là phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của hành vi cảnh báo.

SP1 + V (làm tổn hại đến SP2) + SP2

Trong đó: SP1: người nói (ông, ta); SP2: người nghe (mày); V: động từ biểu thị hành động có thể gây tổn hại đến người nghe.

Trong hành vi cảnh báo nguyên cấp, chúng tôi nhận thấy vị từ trong phát ngôn phải nêu hành động làm tổn hại đến thể xác hoặc tinh thần của người nghe. SP1 luôn dùng với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để thể hiện hành động của người nói.

* Tiểu kết chƣơng 2

Qua phần khảo sát trong chương 2, chúng tôi nhận thấy rằng cách biểu hiện của hành vi cảnh báo rất phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể nhận biết hành vi cảnh báo qua ĐTNV “cảnh báo”. Ngoài ra, hành vi cảnh báo được thể hiện qua những quán ngữ đặc trưng như: Liệu hồn; Liệu thần hồn; Liệu thần xác;… Nó cũng được biểu hiện qua cấu trúc: Nếu… thì (hễ… thì) hoặc các vị từ cảnh báo gây tổn hại đến thể xác, tinh thần của người nghe.

Cảnh báo trực tiếp là hành vi ngôn ngữ dễ làm mất thể diện của người đối thoại, làm giảm đi giá trị của người đối thoại trước con mắt của mọi người. Người Việt vốn ưa tế nhị, trọng tình cảm, bởi thế trong giao tiếp, để không làm mất thể diện người đối thoại, người Việt rất hạn chế lối cảnh báo trực tiếp.

Bên cạnh đó, người Việt thường sử dụng một số kiểu câu khác để nhằm mục đích cảnh báo như: yêu cầu, ra lệnh, thỉnh cầu, hỏi, cấm, cam kết,… Khi sử dụng những kiểu câu này, người nói đã thực hiện hành vi cảnh báo gián tiếp. Chúng tôi sẽ làm rõ hơn vấn đề này ở chương 3: Hành vi cảnh báo gián tiếp của người Việt.

CHƢƠNG 3: HÀNH VI CẢNH BÁO GIÁN TIẾP CỦA NGƢỜI VIỆT

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)