Biểu thức ngữ vi

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 26 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.1.2.2.Biểu thức ngữ vi

Biểu thức ngữ vi là "những thể thức nói năng đặc trƣng cho một hành vi ở lời" [5, tr. 92]. Mỗi biểu thức ngữ vi được đánh dấu bởi những dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời hay còn gọi là "các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời" (illocutionary force indicating devices - IFIDs) - thuật ngữ của Searle. Nhờ những dấu hiệu này mà các biểu thức ngữ vi được phân biệt với nhau.

Đóng vai trò các IFIDs là:

- Kiểu kết cấu từ ngữ (tức là các kiểu câu theo ngữ pháp truyền thống). Chẳng hạn, kiểu kết cấu: "X ơi là X" là kiểu kết cấu đặc trưng cho hành vi cảm thán; "hãy, đừng, chớ + động từ chỉ hành động" là kiểu kết cấu đặc trưng cho hành vi cầu khiến.

- Những từ ngữ đặc thù chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi, chẳng hạn: "ai", "cái gì", "bao giờ", "mấy",… là những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi hỏi,…

- Ngữ điệu: Chẳng hạn, cùng một phát ngôn: Con ngoan nhỉ! nếu được phát ngôn với ngữ điệu bình thường, thấp dần ở cuối câu thì đó là một phát ngôn khen. Nhưng nếu được phát ra với ngữ điệu nhấn mạnh ở cuối câu, đặc biệt tiếng "nhỉ" kéo dài và nhấn mạnh thì rõ ràng là một phát ngôn chê mỉa.

- Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong các biểu thức ngữ vi với các nhân tố của ngữ cảnh. Chẳng hạn, phát ngôn: "Anh sẽ không quên vụ này đâu, thằng em ạ", thì tuỳ theo từng quan hệ liên cá nhân giữa SP1 và SP2, tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp, những hành động trước đó mà SP2 đã làm có lợi hay có hại cho SP1 mà phát ngôn trên có thể được coi là một phát ngôn ở lời "cảm ơn", hoặc "đe doạ", hoặc ngầm "hứa hẹn" một điều gì đó.

- Ngoài ra, một IFIDs đặc biệt để nhận biết biểu thức ngữ vi là các động từ ngữ vi. Căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của động từ ngữ vi, người ta phân biệt biểu thức ngữ vi tường minh hoặc nguyên cấp.

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 26 - 28)