Hành vi cảnh báo thông qua hình thức chửi

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 71 - 74)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.1. Hành vi cảnh báo thông qua hình thức chửi

“Chửi là thốt ra những lời lẽ thô tục, cay độc để xúc phạm, làm nhục ngƣời khác” (Theo Từ điển tiếng Việt/ Trung tâm Từ điển học/ NXB Đà Nẵng – 2011).

Khi người nói muốn cảnh báo người nghe với hy vọng người nghe sẽ thực hiện mong muốn hay ý định của mình thì ngay từ ban đầu, họ đã xác lập chiến lược giao tiếp của mình với mục đích làm mất thể diện, đe dọa thể diện của người nghe. Khi đó, người nói thường sử dụng kết cấu:

VD:

(54) Tiên sƣ mày! Mày cứ rủa ông đi, ông xem có đập vào mặt mày ra bằng cây gậy này bây giờ không? Đồ khốn nạn, đồ chó…

(23, tr. 59) (55) Tổ sƣ cha mày! Mày cứ thử làm tể tƣớng đầu triều cho ông xem! Mày đi tri trâu hay không thì cũng kệ mày! Có hay thì vào xác! Chứ ông trông mong gì đồ vô phúc!

(23, tr. 60) Trong 2 ví dụ trên, người nói (ông bố) thực hiện hành vi chửi đối với người nghe (con). Đứng ở vị thế cao hơn, người nói đã thể hiện quyền lực của mình trong gia đình thông qua hành vi chửi mắng con. Khi đó, người nói đã xác lập quyền hạn và vị thế của mình để yêu cầu người nghe thực hiện một hành động mà người nghe không thể làm được, đó là: Mày cứ rủa ông điMày cứ thử làm tể tƣớng đầu triều. Qua đó, người nói thực hiện hành vi cảnh báo của mình.

VD:

(56) Tôi có con gà mái xám,… nó lạc ban sáng, thằng nào con nào… bắt mất của tôi thì buông tha nó ra, không thì tôi chửi cho đơ...ới!

(57) Mày muốn sống mà ở với chồng con mày thì mày thả nó ra, cho nó về nhà bà. Nhƣợc bằng mày chấp chiếm thì bà đào thằng tam đại tứ đại nhà mày lên…

Cả 2 câu trên xét một cách tổng thể là câu chửi: Người nói chửi người ăn trộm gà. Tuy nhiên, trong 2 câu chửi này thì vẫn có hành vi cảnh báo, đó là: “Không thì tôi chửi cho đơ...ới” “Bà đào thằng tam đại tứ đại nhà mày lên”.

VD:

(58) Thằng này phụ cô! Thằng này phụ tình mà thằng này đã mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng bị dao đâm vào ruột, mà cô lại bình yên nhƣ thế này, mỗi ngày một béo, một đẹp ra thế này? Ai phụ ai? Hở con khốn nạn? Đồ đĩ rạc!... Mày liệu hồn đấy!... Tao làm gì? Mịch, tao đã làm gì mày để mày phụ tao? Nói! Nói mau! Nói.

(22, tr. 195) Trong ví dụ này, khi người nói thực hiện hành vi mắng chửi thì họ đã tự đặt mình vào vị thế cao hơn, còn người nghe có vị thế thấp hơn. Qua hành vi chửi, người nói cũng cảnh báo người nghe: “liệu hồn đấy!”

VD:

(59) Con nhà mất dạy! Giờ hồn không có thì có ngày tan xác.

(18, tr. 463) (60) Mất dạy! Học trò ở dƣới kia chúng nó nghe thấy thì đẹp mặt.

(19, tr. 539) (61) Mày nhầm thế thì có phen bà chém cổ mẹ mày đi! Đồ con lợn!

Cấu trúc 3 câu 59, 60, 61 là:

Chửi + Cảnh báo

Ở các ví dụ trên, người nói đã thực hiện hành vi chửi (làm mất thể diện của người nghe), đồng thời thực hiện hành vi cảnh báo nhằm làm tăng uy thế của mình, xác định vị thế cao của mình trong cuộc hội thoại để khiến người nghe lo sợ. Người nói tự cho mình có hành vi ứng xử đúng còn người nghe đang thực hiện một hành vi sai. Chính vì vậy, người nói thể hiện mình có quyền “chửi” và yêu cầu người nghe không được tiếp tục hành vi mà người nói cho rằng đó là hành vi sai trái. Khi người nghe dừng hành vi mà mình đang làm vì bị người nói chửi thì lúc đó chiến lược giao tiếp thành công, tức là người nói cảnh báo thành công.

Một phần của tài liệu Hành vi cảnh báo của người Việt (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)