Page | 26Quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa bắt đầu nảy sinh những công trƣờng thủ công

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 25 - 26)

Quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa bắt đầu nảy sinh những công trƣờng thủ công xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng phát triển mạnh mẽ.**

Là lý thuyết kinh tế đầu tiên đề cập đến thƣơng mại của chủ nghĩa tƣ bản. Chủ nghĩa trọng thƣơng sớm đánh giá tầm quan trọng của thƣơng mại, đặc biệt là về ngoại thƣơng, sớm nhận rõ vai trò của nhà nƣớc trong việc tham gia điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua các công cụ bảo hộ mậu dịch…Bên cạnh đó, đối với quá trình bành trƣớng của phƣơng Tây thì rõ ràng học thuyết này đã kéo theo hàng loạt các cuộc viễn chinh xâm lƣợc các thuộc địa ở các nƣớc châu Âu ở thời kỳ đó, nhằm thực hiện phƣơng châm: Dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc kia.

Chủ nghĩa trọng thƣơng là sản phẩm tất yếu của giai đoạn tích lũy nguyên thủy tƣ bản, chuyển dần từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trƣờng - là hệ tƣ tƣởng đầu tiên của giai cấp tƣ sản.

Với điểm xuất phát từ nƣớc Anh và nƣớc Pháp, chủ nghĩa này đã lan ra toàn châu Âu. Đó là động lực để các công ty Đông Ấn châu Âu ra đời. Trên cơ sở đó, với

** **

Luận điểm cơ bản của chủ nghĩa này chú trọng một số vấn đề cơ bản sau:

Ngoại thƣơng là con đƣờng mang lại sự phồn thịnh cho mọi quốc gia, phƣơng châm của trƣờng phái này là xuất siêu vì một số quốc gia chỉ có thể thủ lợi do ngoại thƣơng nếu xuất khẩu vƣợt nhập khẩu. Ngoại thƣơng là nguồn gốc thực sự của của cải.

Từ đó, Chủ nghĩa trọng thƣơng áp dụng các chính sách độc quyền mậu dịch với các nƣớc thuộc địa và mua rẻ bán đắt, ngăn cản các nƣớc thuộc địa sản xuất, chỉ đƣợc xuất khẩu nguyên liệu thô với giá rẻ và nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng từ chính quốc với giá cả cao hơn nhiều lần. VD: Bồ Đào Nha ở Đông Ấn, Pháp ở Ấn Độ, Hà Lan ở vùng nguyên liệu…

Tiền vàng đƣợc coi trọng quá mức, xem tiền vàng hơn hàng hóa. Là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, dân tộc nào có càng nhiều tiền vàng dân tộc đó càng giàu có.

Lợi nhuận trong thƣơng mại là kết quả của việc trao đổi không ngang giá, là sự lƣờng gạt. Lợi ích từ thƣơng mại mà quốc gia này thu đƣợc là sự hy sinh, mất mát của các dân tộc khác. Thƣơng mại không xuất phát từ việc trao đổi ngang giá, đôi bên cùng có lợi mà bảo vệ lợi ích cho dân tộc mình.

Vai trò của nhà nƣớc trong việc can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thƣơng. Trong quan điểm về ngoại thƣơng chính sách dân tộc đƣợc thể hiện rất rõ. Ở tất cả các nƣớc Tây Âu, đại biểu của chủ nghĩa trọng thƣơng đều đòi hỏi nhà nƣớc phải có biện pháp bảo vệ thị trƣờng nội địa, tránh sự xâm nhập cạnh tranh của hàng hóa nƣớc ngoài, đều chủ trƣơng tìm mọi cách để vàng bạc của nƣớc mình không chảy ra nƣớc ngoài bằng những hình thức lập hàng rào thuế quan, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu…

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 25 - 26)