Page | 38béo bở về thƣơng mại cho chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây đang trong giai đoạn trỗ

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 37 - 39)

béo bở về thƣơng mại cho chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây đang trong giai đoạn trỗi dậy.

Ở Java, đế chế Majapahit hình thành từ năm 1293 sau một thời gian dài tồn tại trở nên hùng mạnh cũng sụp đổ vào năm 1520 dƣới sự thâm nhập của đạo Hồi. Nhƣ vậy, cho đến đầu thế kỷ XVI, hai đế chế lớn ở bán đảo Malay và quần đảo Inđônêsia đều đã bị sụp đổ. Từ đó, cũng hình thành các thể chế hùng mạnh nhƣ Batavia ở Java…nơi đây đến thế kỷ XVII còn là đại bản doanh của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Đây là nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện cho chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây thâm nhập vào “vùng đất thánh” của Hồi giáo nhằm khai thác nguồn lợi của vùng quần đảo với lợi nhuận thƣơng mại hấp dẫn.

Ở Đông Nam Á lục địa, dòng sông Chaophraya đã tạo dựng nên một quốc gia hùng mạnh. Đó là sự phát triển đến mức toàn thịnh của vƣơng triều Ayutthaya (1351-1767) ở Xiêm, cho đến giai đoạn đầu thế kỷ XVI, vƣơng triều này vẫn có một uy lực rất lớn trong khu vực, trong khi các quốc gia khác ở Đông Nam Á hoặc sụp đổ hoặc suy yếu. Với vị trí cầu nối của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, vai trò của Xiêm là hết sức quan trọng khi vào nửa sau thế kỷ XVII (1664), Công ty Đông Ấn Pháp (CIO) đƣợc thành lập thì vai trò của Xiêm có thể sánh ngang với vai trò của Pondicherry ở Ấn Độ về tiềm năng và lợi nhuận thƣơng mại mà hai quốc gia này mang lại.

Ở Việt Nam, đến cuối thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI, vƣơng triều Lê sơ đi vào giai đoạn suy yếu, tình hình kinh tế-xã hội trở nên rối loạn, nội bộ triều đình chia rẽ thành nhiều phe cánh. Từ bối cảnh đó, năm 1527, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực, lập ra nhà Mạc. Trong hơn bảy thập kỷ, dƣới vƣơng triều mới, kinh tế Đại Việt, nhất là kinh tế thƣơng nghiệp có những khởi sắc nhất định, tạo tiền đề để nƣớc ta giao lƣu với các nƣớc trong khu vực.

Page | 39

1.2.3 Khu vực Tây Á

Tây Á ở thế kỷ XVI cũng bƣớc vào giai đoạn cận đại sơ kỳ. Từ đầu thế kỷ XVI, với sự chi phối mạnh mẽ của đế chế Ôttôman (thành lập năm 1290). Từ giữa thế kỷ XV, một dòng họ phong kiến thần quyền-dòng Safavid giàu có, bƣớc đầu nổi lên và thiết lập ảnh hƣởng ở khu vực. Năm 1501, vƣơng triều Safavid theo giáo phái Shiit-Hồi giáo hùng mạnh đƣợc thành lập (1501-1736), (trung tâm là vùng vịnh Pecxich, trên lãnh thổ Iran). Vị trí địa-kinh tế, địa-chiến lƣợc ở sƣờn đông Địa Trung Hải đã tạo điều kiện để Safavid trở thành cầu nối trung chuyển giữa nền văn minh Tây Âu với các nƣớc phƣơng Đông, nhất là trong việc luân chuyển hàng hóa trong các tuyến thƣơng mại trên thế giới cho nhau.

1.2.4 Khu vực Nam Á

Đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII, ở Ấn Độ là sự tồn tại của vƣơng triều Môgôn. Là nƣớc có nguồn hƣơng liệu, gia vị nổi tiếng và những mặt hàng thủ công truyền thống. Ngay từ trƣớc thế kỷ XV, những mặt hàng của Ấn Độ đƣợc ngƣời phƣơng Tây biết đến qua việc buôn bán của ngƣời Ả rập và ngƣời Ý về châu Âu, những mặt hàng nổi tiếng đó là điều kiện để Ấn Độ là điểm đến của các nƣớc phƣơng Tây. Vùng bờ biển của Ấn Độ đã trở thành các cảng thị sầm uất để ngƣời châu Âu (trƣớc hết là ngƣời Bồ Đào Nha) đến buôn bán. Nơi đây trở thành điểm đến đầu tiên để ngƣời châu Âu tiến vào khu vực Đông Á, các vị trí trung tâm trên bờ biển nhƣ Goa, Malaba, Cochin…trở thành địa điểm thƣơng mại lý tƣởng để ngƣời Bồ Đào Nha xây dựng và hình thành nên một chuỗi các tụ điểm thƣơng mại độc quyền ở phƣơng Đông, cuối thế kỷ XVI-đầu thế kỷ XVII.

Trong bối cảnh đó, Bồ Đào Nha trở thành thế lực hàng hải đi tiên phong sang phƣơng Đông, tạo ra bƣớc phát triển mới cho thƣơng mại hàng hải thế giới và khu vực. Phƣơng Đông trở thành điểm đến, cơ sở trọng yếu của Bồ Đào Nha trong việc phân phối các sản phẩm thƣơng mại của phƣơng Đông cho châu Âu.

Page | 40 Trong thời gian này, Đông Nam Á cũng bƣớc vào kỷ nguyên thƣơng mại

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)