Page | 54Những mặt hàng trên cho thấy sự đa dạng của các mặt hàng trong hoạt động

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 53 - 54)

Những mặt hàng trên cho thấy sự đa dạng của các mặt hàng trong hoạt động buôn bán dƣới sự điều hành của ngƣời Bồ Đào Nha. Những hoạt động buôn bán này mang tính độc quyền và mang lại những lợi nhuận siêu giá trị mà thị trƣờng Trung Quốc đóng vai trò quyết định tới sự thành công của thƣơng mại Bồ Đào Nha ở phƣơng Đông.

Nhận xét về tầm quan trọng của Ma Cao và vai trò của Bồ Đào Nha, Manguin cho rằng: “Cho mãi đến cuối thế kỷ XVI, hải cảng Ma Cao chỉ biết đến những năm tháng đầy thắng lợi” [47, 338]. Geoffrey Scammel đã có những nhận xét về vấn đề này nhƣ sau: “Ma Cao là thành phố duy nhất ở châu Á đƣợc tạo dựng bởi ngƣời Bồ Đào Nha” [109, 44]. Điều đó chứng tỏ vai trò và tầm quan trọng của ngƣời Bồ Đào Nha. Đây cũng chính là cơ sở để ngƣời Bồ Đào Nha xây dựng Ma Cao là trung tâm thƣơng mại và truyền giáo ở phƣơng Đông.

Việc nối lại quan hệ buôn bán với Trung Quốc (vào khoảng những năm 1550) là một trong những điều kiện để ngƣời Bồ Đào Nha tiến hành các đợt truyền bá Thiên Chúa giáo vào vùng đất có truyền thống văn hóa đến hơn 4.000 năm nhƣ Trung Quốc, nhƣng do tính chất hòa đồng của đạo Thiên Chúa và sự mềm mỏng của chính quyền Trung Hoa, việc truyền bá Thiên Chúa giáo đƣợc lấy cơ sở từ quan hệ tốt đẹp về thƣơng mại.

Qua đó, Ma cao đƣợc lấy làm trung tâm của việc truyền bá này: Đến giữa đời Minh, Công giáo phƣơng Tây một lần nữa đƣợc truyền sang Trung Quốc (lần truyền bá Công giáo vào Trung Quốc trƣớc đó diễn ra vào thời Đƣờng). Công giáo truyền sang phƣơng Đông lần này lấy Ma Cao làm cứ điểm và đƣợc phát triển nhanh chóng ở nội địa Trung Quốc, ảnh hƣởng sâu sắc đến chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa hoc kỹ thuật của Trung Quốc, đồng thời đóng vai trò tích cực trong việc truyền bá Công giáo ở cả khu vực Viễn Đông [31, 58].

Cũng từ thời gian này trở đi, Trung Hoa là trạm cuối cùng của dòng bạc chảy từ hai con đƣờng. Một từ Tân Thế Giới qua Bồ Đào Nha hoặc Manila hoặc một từ

Page | 55 Nhật. Đối với cả hai con đƣờng này Bồ Đào Nha đều hoạt động rất tích cực ở một số

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 53 - 54)