Việt vẫn tiếp nhận và chịu ảnh hƣởng của tôn giáo này. Nằm trong tam giác truyền giáo Goa-Ma Cao-Manila, giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam mang trong mình tính quốc tế cao vì khi thâm nhập vào nƣớc ta có rất nhiều hội, dòng truyền giáo nhƣ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Pháp…
Thiên Chúa giáo Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, xung đột và thử thách, tạo nên một dòng văn hóa có đặc trƣng riêng, góp phần làm đa dạng nền văn hóa Việt Nam nói chung.
3.5. Tiểu kết
Bồ Đào Nha là một trong những thế lực đi tiên phong trong trào lƣu thâm nhập xã hội Đại Việt của ngƣời châu Âu thế kỷ XVI - XVIII, có vai trò và tác động lớn đối với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đại Việt thời kỳ này. Sau khi xác lập đƣợc vị trí vững chắc ở Đông Á, việc có mặt ở Đại Việt là vấn đề tất yếu. Vào đầu thế kỷ XVII, ngƣời Bồ Đào Nha từng bƣớc thay thế Nhật thƣơng và cùng với Hoa thƣơng và ngƣời Hà Lan duy trì hoạt động buôn bán giữa Đại Việt với các quốc gia khu vực trong một thời gian nhất định của thế kỷ XVII.
Trong quan niệm truyền thống, Đại Việt thƣờng đƣợc coi là một xã hội nông nghiệp đặc thù, hoạt động thƣơng nghiệp chỉ mang tính bổ trợ. Tuy nhiên, từ khoảng giữa thế kỷ XVI, bên cạnh sự hƣng khởi của một số ngành kinh tế thủ công nghiệp, nền nội thƣơng và ngoại thƣơng Đại Việt đều có sự hƣng khởi. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của ngƣời Bồ Đào Nha (cùng với ngƣời Hoa, ngƣời Nhật và sau này là ngƣời Hà Lan, Anh, thƣơng nhân Đông Nam Á…) đã góp phần kích thích nền kinh tế hàng hóa của Đại Việt, đƣa Đại Việt hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền hải thƣơng châu Á và nền mậu dịch toàn cầu.
Cùng với kinh tế, các khía cạnh văn hóa, tƣ tƣởng Đại Việt cũng có sự biến đổi đáng kể dƣới tác động của nhân tố Bồ Đào Nha. Việc truyền bá Thiên Chúa giáo vào nƣớc ta, với vai trò trung tâm của Dòng Tên Bồ Đào Nha, đã làm cho các tôn giáo truyền thống bị thay đổi đáng kể. Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời Việt tiếp nhận