Page | 66tăng kể từ sau năm 1580, để đổi lấy tơ sống để phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc Do

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 65 - 67)

tăng kể từ sau năm 1580, để đổi lấy tơ sống để phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc. Do vậy, một mạng lƣới thƣơng mại hàng hóa quốc tế mới đƣợc mở ra, xuất phát từ Hirado hay Nagasaki ở Nhật thẳng tới Ma Cao và các cảng thị Đông Nam Á [29, 256-257].

Sang đầu thế kỷ XVII, với sự thành lập của các Công ty Đông Ấn Anh (EIC, 1600) và Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC, 1602), hai thế lực thƣơng mại - hàng hải Tây Âu này cũng tìm cách chen chân vào hoạt động thƣơng mại giữa Ma Cao và Nagasaki. VOC xây dựng một thƣơng điếm ở Hirado (phía Bắc Nagasaki) vào năm 1609; EIC cũng theo chân ngƣời Hà Lan vào năm 1613. Tuy nhiên, khả năng thƣơng mại của ngƣời Hà Lan và Anh chƣa đủ để cạnh tranh với ngƣời Bồ Đào Nha ở Nhật Bản trong vài thập niên đầu của thế kỷ XVII. Do đó, họ đã cƣớp bóc các tàu Bồ Đào Nha. Năm 1622, ngƣời Hà Lan tấn công Ma Cao nhƣng thất bại và phải rút về Đài Loan. Đó trở thành nỗi ám ảnh ngƣời Hà Lan trong hoạt động thƣơng mại ở Trung Quốc. Phải từ sau khi ngƣời Bồ Đào Nha bị trục xuất khỏi Nhật Bản vào cuối thập niên 30 của thế kỷ XVII, mạng lƣới thƣơng mại tơ lụa đổi bạc Ma Cao – Nagasaki của ngƣời Bồ mới cơ bản chấm dứt. Tuy nhiên, ngƣời Bồ Đào Nha vẫn giữ vai trò trọng yếu ở Ma Cao trong suốt thế kỷ XVII.

Một cách khái quát, trong hệ thống thƣơng mại liên hoàn của ngƣời Bồ Đào Nha ở Đông Á thế kỷ XVI – XVII, Ma Cao và Nagasaki là hai trung tâm trọng yếu nhất, đóng góp quan trọng nhất cho tổng số lợi nhuận của ngƣời Bồ Đào Nha tại phƣơng Đông Ngƣời Bồ Đào Nha là trung gian gần nhƣ duy nhất kết nối hai thị trƣờng giầu có bậc nhất ở Đông Á. Mậu dịch tơ lụa Ma Cao - Nagasaki cũng là con đƣờng ngoại giao, đồng thời là con đƣờng truyền tải văn hóa. Có thể nói, thƣơng mại và văn hóa vừa là mục đích, vừa là động lực để các quốc gia tham gia, trao đổi và thu lợi nhuận đáng kể trong giai đoạn thƣơng mại hƣng thịnh này.

Page | 67

2. 6 Tiểu kết

Lịch sử thế giới thế kỷ XVI đã chứng kiến những sự thay đổi lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo và bang giao, cũng nhƣ sự giao lƣu - tiếp xúc của hai thế giới phƣơng Đông và phƣơng Tây. Đó là sự thay đổi mang tính chất tất yếu sau khi có sự hình thành của chế độ tƣ bản chủ nghĩa trong lòng xã hội châu Âu và sự chuyển mình trong giao lƣu thƣơng mại của các xã hội châu Á. Đó là sự hội nhập trong quá trình toàn cầu hóa giai đoạn cận đại sơ kỳ - một trong những ý nghĩa lớn nhất của kỷ nguyên thƣơng mại, hình thành nên hệ thống thƣơng mại xuyên lục địa, trong đó ngƣời Bồ Đào Nha là thế lực chi phối mạnh nhất trong thƣơng mại châu Á thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.

Trƣớc thế kỷ XVI, trung tâm của thế giới nằm ở khu vực Trung Đông, Địa Trung Hải (Levant) và các cảng thị nƣớc Ý. Sau các phát kiến địa lý, có một sự dịch chuyển dần về phía tây, trên bán đảo Iberia. Cùng với Sevilla và Madrid, Lisbon sớm trở thành một trong số những trung tâm thƣơng mại hàng đầu, nơi phân phối các thƣơng phẩm có giá trị của phƣơng Đông, tiêu biểu nhất là hƣơng liệu Đông Nam Á, tơ lụa Trung Quốc...

Bồ Đào Nha, một đế chế biển thời kỳ trung đại, là những ngƣời đi tiên phong trong việc tìm kiếm thị trƣờng mới. Họ lần lƣợt xuất hiện ở phƣơng Đông: Ấn Độ (1509), Malacca (1511), Trung Quốc (1514), Nhật Bản (1542). Từ những địa bàn chiến lƣợc này, họ xây dựng thành những tụ điểm thƣơng mại, hình thành nên hệ thống thƣơng mại độc quyền ở phƣơng Đông. Đặc biệt, trong nửa sau thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực buôn bán Biển Đông và gần nhƣ không gặp trở ngại lớn nào từ các thƣơng nhân của các nƣớc khác. Đó là mạng lƣới thƣơng mại xuyên quốc gia, kết nối những tụ điểm: Goa -“tiểu Lisbon”

của phƣơng Đông, Malacca - trạm trung chuyển hàng hóa của thế giới Đông Nam Á, Ma Cao – cửa ngõ của Trung Quốc ra thế giới, Nagagsaki – cửa ngõ của Nhật Bản ra bên ngoài. Ma Cao và Nagasaki là hai trong số những địa bàn thƣơng mại lớn

Page | 68 nhất, quan trọng nhất của Bồ Đào Nha ở Đông Á nói riêng và ở phƣơng Đông nói

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 65 - 67)