Đối với công cuộc truyền giáo, Đàng Ngoài là một mảnh đất màu mỡ, rất thuận lợi cho việc truyền bá đức tin Thiên Chúa. Qua đó, các hoạt động nhanh chóng đƣợc đẩy mạnh và có những kết quả bƣớc đầu.
Việc thành lập hội truyền giáo ở Đàng Trong năm 1615 là cơ sở để các giáo sĩ Dòng Tên tiến hành thành lập một hội truyền giáo khác ở Đàng Ngoài: “Những ngƣời Bồ Đào Nha đã thành lập hội truyền giáo ở Quảng Nam vào năm 1615, và đến Đàng Ngoài thành lập một hội truyền giáo khác vào 12 năm sau đó…[105, 50]. Đó là vào năm 1627, một năm sau quan hệ thƣơng mại giữa Bồ Đào Nha và Đàng Ngoài đƣợc nối lại và đúng năm xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn.
Sự xuất hiện của phái đoàn Dòng Tên ở Đàng Ngoài với giáo sĩ thừa sai Alexandre de Rhodes đã đƣợc ông ghi lại: “Ngày 12 tháng 3 năm 1627, tôi rời Ma Cao và sau 8 ngày trên biển với một cơn bão lớn tƣởng nguy tới tính mạng, chúng tôi may mắn cập bến ở Cửa Bạng, tỉnh Thanh Hóa, ngày 19 tháng 3, Lễ thánh Giê- su [62, 69]. Trong gần 20 ngày ở Cửa Bạng (19. 3 đến 6. 4. 1627), linh mục Rhodes không những giảng ở Cửa Bạng mà còn giảng ở một số làng lân cận. Trong số những ngƣời theo đạo, có một ông thầy đồ, với tên thánh là Phêrô, con của ông cũng thông Nho có tên là Phaolô. Linh mục Rhodes đã đọc các kinh nguyện cho phép ông chép lại bằng chữ Nôm để dạy cho học sinh của ông [7, 115]. Nghe tin có Tây giang đạo trƣởng đến truyền đạo, dân chúng tò mò đến nghe rất đông. Từ tò mò tới nghe đến chỗ khâm phục đạo lý cao siêu và đích thực của đạo, số ngƣời trở lại mỗi ngày một nhiều. Trong số những giáo dân đầu tiên, tại giáo đoàn Kẻ Chợ, ngoài thƣờng dân còn có nhiều ngƣời thuộc Hoàng gia, quan lại và đáng để ý hơn nữa là rất nhiều thầy sƣ sãi.
Trong số những ngƣời Hoàng gia, cha Đắc Lộ đã ghi lại cho chúng ta tên bà công chúa Catarina, chị chúa Trịnh Tráng, trở lại bà còn lôi cuốn đƣợc 17 hoàng thân khác theo, trong đó có bà mẹ của bà. Bà cụ là ngƣời rất sùng bụt thần, nhất là sau khi “Ciua Bane” - Trịnh Tùng (1570-1623) băng hà. Bà cụ đã đƣợc tôn làm đầu