Page | 73Đàng Ngoài Để tồn tại, những ngƣời đứng đầu chính quyền Đàng Trong quyết định

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 72 - 73)

Đàng Ngoài. Để tồn tại, những ngƣời đứng đầu chính quyền Đàng Trong quyết định chọn ngoại thƣơng để thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời thu mua vũ khí từ phƣơng Tây để chống lại thế lực họ Trịnh. Ở miền bắc, chính quyền họ Trịnh cũng nhận thấy tầm quan trọng của viện trợ về quân sự của phƣơng Tây trong nỗ lực bình định họ Nguyễn ở Đàng Trong. Vì vậy, từ những năm cuối của thập niên 20 của thế kỷ XVII, họ Trịnh đã nỗ lực lôi kéo ngƣời Bồ Đào Nha đến Đàng Ngoài nhƣng không thành công. Từ năm 1637, chúa Trịnh Tráng chuyển sang thiết lập quan hệ với ngƣời Hà Lan trong một nỗ lực thu mua vũ khí và tìm kiếm viện trợ quân sự từ Công ty Đông Ấn Hà Lan để chống lại Đàng Trong.

Ngoài nguyên nhân quan trọng từ việc thiết lập mối quan hệ để có đƣợc vũ khí từ ngƣời Âu và tiền tệ để lƣu thông trong nƣớc, một nguyên nhân nữa để cả Đàng Trong và Đàng Ngoài tiến hành thiết lập quan hệ thƣơng mại, bang giao với ngƣời phƣơng Tây, cụ thể là ngƣời Bồ Đào Nha, đó là: “Các vua chúa và quan lại trong triều đình muốn thông qua các hoạt động thƣơng mại để có đƣợc những sản vật quý giá từ châu Âu. Các bậc vƣơng giả thời Trịnh-Nguyễn thế kỷ XVII-XVIII đều tự hào khi có đƣớc sản vật quý do ngƣời Âu ban tặng” [38, 22].

Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa, một nền ngoại thƣơng phát triển mạnh là một trong những nhân tố mang tính quyết định đối với vận mệnh của quốc gia mình. Cả chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều có đƣợc tầm nhìn chiến lƣợc trong việc mở rộng quan hệ bang giao và thiết lập quan hệ thƣơng mại: “Trong một thế cuộc chính trị hết sức phức tạp, Nguyễn Hoàng đã đi đến một sự lựa chọn hết sức táo bạo mà chính ông cũng chƣa có nhiều kinh nghiệm là đặt cƣợc thể chế của mình vào sự hƣng vong của kinh tế ngoại thƣơng” [27, 30-31]. Vì vậy, cùng với việc thực thi một chính sách khai mở, thu phục nhân tâm, khơi dậy và khuyến khích mọi nhân tố mới thì việc xây dựng lực lƣợng quân sự mạnh và có tầm nhìn hƣớng biển mạnh mẽ đã tạo nên nền tảng căn bản giúp chúa Nguyễn có thể đứng vững và củng cố địa vị vững chắc ở Đàng Trong [36, 20-21].

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 72 - 73)