Page | 46đƣợc xác lập và trở thành cửa ngõ để ngƣời Bồ Đào Nha mở rộng địa bàn hoạt động

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 45 - 46)

đƣợc xác lập và trở thành cửa ngõ để ngƣời Bồ Đào Nha mở rộng địa bàn hoạt động ra toàn bộ khu vực Đông Á trong những năm tiếp theo.

Sau khi thâm nhập vào chiếm giữ Malacca, việc tiến lên vùng Đông Bắc Á là điều một sớm một chiều, nhất là trong bối cảnh của sự hấp dẫn đến từ thị trƣờng Trung Quốc. Nhƣ một hệ quả tất yếu, vào các năm 1514 và 1515-1516, ngƣời Bồ đã ghé thăm vùng ven biển đông nam Trung Hoa trong bầu không khí hữu ái, thân mật - điều kiện để họ thâm nhập sâu hơn vào các thƣơng cảng trong lục địa trong những thời kỳ tiếp theo, nhất là sau khi ngƣời Bồ đƣợc định cƣ hợp pháp tại Ma Cao. Với bàn đạp Ma Cao, ngƣời Bồ khá dễ dàng thâm nhập và gây dựng tuyến thƣơng mại với Nhật Bản từ năm 1542-1543. Từ đây, tuyến thƣơng mại siêu lợi nhuận Ma Cao – Nagasaki đƣợc thiết lập và tồn tại cho đến những thập niên đầu của thế kỷ XVII.

Nhƣ vậy, cho đến giữa thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha đã thâm nhập thành công vào toàn xứ Đông Á và làm chủ đƣợc con đƣờng thƣơng mại nối liền từ Nam Á (Goa) sang tận Nhật Bản (Nagasaki). Những vị trí mà ngƣời Bồ Đào Nha thiết lập đƣợc trong quá trình thâm nhập Đông Á đã tạo thành một mạng lƣới thƣơng mại liên hoàn, tạo dựng cho họ những cơ sở thƣơng mại và truyền giáo vững chắc. Trong đó, ba vị trí trọng tâm ở khu vực Đông Á có thể đƣợc kể đến là Malacca, Macao và Nagasaki - nhƣ sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở các mục tiếp theo của Chƣơng II.

2.2 Xây dựng căn cứ Malacca

Hồi quốc Malacca ra đời vào năm 1400. Vốn là đất cống cho vƣơng quốc Ayuthaya (Xiêm) nhƣng đƣợc sự ủng hộ của chính quyền Trung Hoa nên Malacca thoát khỏi sự thống trị của ngƣời Xiêm để trở thành quốc gia độc lập và triều cống triều đình Trung Hoa. Từ năm 1405 với những cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa, nhà Minh đã mở rộng con đƣờng tơ lụa trên biển xuống phía nam biển Nam Trung Hoa nên việc công nhận Malacca cũng không nằm ngoài sự tính toán của nhà Minh là việc kiểm soát con đƣờng mậu dịch biển qua các eo biển Đông Nam Á, nối liền “thế giới Trung Hoa” và “thế giới Ấn Độ”, xa hơn nữa là thế giới phƣơng Tây. Giai đoạn

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 45 - 46)