Page | 101Nhơn, Đà Nẵng ở Đàng Trong Các giáo sĩ đã thành công khi họ thu hút đƣợc một số

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 100 - 101)

Nhơn, Đà Nẵng ở Đàng Trong. Các giáo sĩ đã thành công khi họ thu hút đƣợc một số lƣợng những ngƣời trong Hoàng gia, con số giáo dân ngày càng tăng và họ sùng đạo một cách thành kính. Sự phát triển không ngừng của con số giáo hữu khiến nhà cầm quyền cả Đàng Trong và Đàng Ngoài trở nên lo ngại và đã ban hành chính sách cấm đạo. Song những chính sách ấy chƣa thực sự triệt để. Sự du nhập của Đạo Thiên Chúa vào Đại Việt đã gây ra sự va chạm, xung đột của các tôn giáo truyền thống (Phật-Đạo-Nho) với tôn giáo mới-Thiên Chúa giáo, nhƣng cuối cùng nó vẫn đƣợc chấp nhận và dung hòa nhƣ một yếu tố tất yếu trong xã hội Đại Việt.

Quá trình thâm nhập vào xã hội Đại Việt của ngƣời phƣơng Tây có đƣợc những thuận lợi, đặc biệt từ truyền thống hỗn dung, khoan dung tôn giáo của Đại Việt. Nhận thức đầy đủ điều đó, các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã xây dựng đƣợc ở Đại Việt một giáo đoàn vững mạnh. Họ đã xây dựng đƣợc tam giác truyền giáo ở châu Á là Manila – Goa – Ma Cao và Đại Việt nằm trong tam giác truyền giáo đó. Vì vậy, sức lan tỏa của Thiên Chúa giáo ngày càng mạnh và cuối cùng, Thiên Chúa giáo tạo đƣợc thế cân bằng với các tôn giáo truyền thống.

Xét một cách tổng thể, theo dòng chảy của lịch sử văn minh thế giới, Bồ Đào Nha có một vị trí chiến lƣợc quan trọng ở Tây Âu. Dƣới sự bảo trợ “Padroado” của Đức Giáo hoàng, ngƣời Bồ Đào Nha đã “tung hoành” khắp thế giới: Từ châu Âu, châu Phi sang châu Á, thiết lập quan hệ với các nƣớc ở phƣơng Đông, họ tạp dựng ảnh hƣởng ở hầu hết khu vực châu Á, lôi kéo một số lƣợng đáng kể các trung tâm buôn bán truyền thống ở phƣơng Đông vào mạng lƣới thƣơng mại của họ. Theo đó, mạng lƣới thƣơng mại Nội Á (Intra- Asian trade) bắt đầu có những vết rạn mới, thay cho những yếu tố truyền thống ở trong đó, ngoài ra các xã hội truyền thống cũng bị tác động không nhỏ, ngƣời Bồ Đào Nha cũng là những ngƣời đầu tiên xây dựng đƣợc cộng đồng Kitô giáo rộng lớn ở phƣơng Đông và trở thành một trong những cộng đồng mạnh nhất toàn cầu.

Có thể nói rằng, quá trình thâm nhập của Bồ Đào Nha vào Đông Á nói chung và vào Đại Việt nói riêng là một trong những đặc trƣng cơ bản nhất của lịch sử Bồ Đào Nha và Đông Á. Có thể có những đánh giá cho rằng, sự thâm nhập đó chẳng khác gì cuộc khai mở thuộc địa và thiết lập chế độ thực dân nhƣng về mặt tích cực: Ngƣời Bồ Đào Nha đã mở rộng đƣợc một tôn giáo, kéo đƣợc nền hải thƣơng Đông Á vào nền hải thƣơng thế giới.

Một phần của tài liệu Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt (Trang 100 - 101)