CHƯƠNG VI: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
6.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (các nước tiêu thụ) ảnh hưởng mạnh đến giá hàng hóa và tác động hai chiều. Về cơ bản, khi kinh tế các nước tiêu thụ tăng trưởng tốt, thu nhập đầu người được cải thiện thì nhu cầu về hàng hóa cơ bản sẽ tăng. Điều này góp phần làm tăng giá hàng hóa cơ bản. Giá giảm khi xảy ra ngược lại. Tức là khi nền kinh tế các nước tiêu thụ đang trong qua trình bị tá động xấu. Ví dụ như trong thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, thì xu hướng dòng tiền đầu tư sẽ chảy mạnh vào các tài sản có giá trị và tính bảo toàn vốn cao như vàng hay hàng hóa thay vì đầu tư vào thị trường chứng khoán. Do đó, giá hàng hóa lúc này sẽ có xu hướng tăng. Lúc này mối tương quan giữa tình hình kinh tế và giá hàng hóa là mối tương quan ngược chiều.
6.1.2.2. Lạm phát
Lạm phát có ảnh hưởng vừa đối với giá hàng hóa và tác động của lạm phát tới giá hàng hóa có tính hai chiều. Lạm phát tăng làm chi phí đầu vào tăng lên khiến giá bán hàng hóa tăng lên. Lạm phát tăng khiến cá kênh đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu bị giảm giá trong khi nhu cầu đầu tư vào hàng hóa lại tăng cao do kênh đầu tư này có thể bảo toàn được tài sản và chống lại lạm phát. Nhu cầu cao khiến giá hàng hóa tăng theo. Tuy nhiên, nếu lạm phát kéo dài thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ, giá cả tăng khiến nhu cầu cà phê giảm, nhu cầu xe giảm. Nhu cầu giảm sẽ kéo theo sự giảm giá tương ứng.
Như vậy, lạm phát có tác động hai chiều tới giá cả hàng hóa. Điều quan trọng là xác định được khi nào lạm phát tác động khiến giá tăng và khi nào lạm phát tác động làm giá giảm. Theo phân tích thì lạm phát làm giá tăng trong tời kỳ đầu. Lạm phát kéo dài thì lúc đó nhu cầu giảm sẽ làm giá hàng hóa giảm xuống.
Xét ở mức độ ảnh hưởng thì tác động cùng chiều ảnh hưởng mạnh hơn tác động ngược chiều. Tức là khi lạm phát tăng, giá hàng hóa cũng tăng.
6.1.2.3. Tỷ giá
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng vừa với giá cả hàng hóa. Hầu hết thương mại hàng hóa toàn cầu đều giao dịch bằng đồng USD, do đó sức khỏe của đồng tiền này sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Trong hoàn cảnh đồng USD bị giảm giá so với các đồng tiền khác thì tác động trước tiên là ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các nước xuất khẩu. Đồng USD yếu khiến giá cả hàng hóa của các nước xuất khẩu đến các nước nhập khẩu cao hơn khiến giá hàng hóa giảm sức cạnh tranh ở các nước tiêu thụ. Điều nay khiến giá hàng hóa tăng cao hơn. Ngoài ra, đồng USD yếu có thể khiến các kênh đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản bị giảm giá, xu hướng sẽ đầu tư nhiều
hơn vào hàng hóa (đặc biệt là vàng và hàng hóa cơ bản). Điều này cũng góp phần làm tăng giá hàng hóa.
6.1.2.4. Lãi suất
Lãi suất ảnh hưởng mạnh đến giá cả hàng hóa. Lãi suất tăng làm chi phí đầu vào tăng theo khiến giá hàng hóa cơ bản tăng . Ngược lại lãi suất giảm sẽ kích thích đầu tư mở rộng sản xuất và chi phí đầu vào cũng giảm xuống khiến giá hàng hóa giảm theo. Điều nay rất đúng với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam khi nước này vẫn chưa có hệ thống hỗ trợ tín dụng tốt cho người sản xuất. Mỗi khi kinh tế ảnh hưởng thì các gói tín dụng rất khó đến tay người nông dân. Phần lớn khoản hỗ trợ đến từ người mua nên khả năng bị ép giá là rất cao.