Loại “miễn dịch truyền thống” đầu tiên được Redington (1952) đưa ra liên quan đến việc xây dựng một danh mục vốn đầu tư trái phiếu sao cho danh mục này có mức thu nhập được đảm bảo trong giai đoạn đầu tư cho trước (bằng thời hạn thanh toán các tiêu sản của khách hàng), dù cho mức lãi suất thay đổi như thế nào.
Nói khác đi, nó bao gồm việc xây dựng một danh mục vốn đầu tư với giá trị hiện tại bằng, hoặc tốt nhất là không thấp hơn giá trị hiện tại của các tiêu sản của khách hàng, dù có sự thay đổi về mức lãi suất có thể xảy ra. Tóm
lại, danh mục vốn đầu tư này được “miễn dịch” đối với các thay đổi về lãi suất.
Công thức tính kỳ hạn của một danh mục vốn đầu tư:
i N i i P D D ∑ = = 1 θ
Dp – Kỳ hạn của danh mục vốn đầu tư có N trái phiếu Di – Kỳ hạn của trái phiếu thứ i
θi – Tỷ trọng của trái phiếu thứ i trong danh mục vốn đầu tư
Người ta có thể xây dựng một danh mục vốn đầu tư với mộ kỳ hạn xác định từ nhiều trái phiếu có ký hạn khác nhau. Thí dụ, danh mục vốn đầu tư có thể được xây dựng từ các trái phiếu có kỳ hạn sát với kỳ hạn của các tiêu sản (danh mục vốn đầu tư tập trung), hoặc có thể được xây dựng từ các trái phiếu có các kỳ hạn tách rời với các kỳ hạn của các tiêu sản (danh mục vốn đầu tư “râu”).
Rủi ro “miễn dịch” phát sinh vào bất kỳ lúc nào khi có những thay đổi
không đồng thời trong đường hiệu suất.
Trong khi “miễn dịch” luôn được coi là một phương án bị động thì danh mục vốn đầu tư vẫn luôn phải tái cân bằng mộ cách định kỳ và do vậy, mộ phương án “miễn dịch” có ý nghĩa tích cực nào đó.
Có hai lý do chủ yếu để giải thích cho việc cân bằng lại, đó là: có những thay đổi về lãi suất, và do thời gian trôi đi. Phương án “miễn dịch” chỉ có hiệu quả với những biến động nhỏ về lãi suất và khi mà sự biến động của
lãi suất cao, hiệu quả của nó sẽ giảm. Tương tự, khi việc giảm kỳ hạn không xảy ra cùng tốc độ với giảm thời gian (sự trôi đi của thời gian), danh mục vốn đầu tư phải được cân bằng lại cả tỷ lệ mới về tái đầu tư, lẫn thời gian đầu tư còn lại.