d. Chính sách tiền mặt
5.1.3.2. Khả năng chuyển đổi (tính lỏng)
Đó là tính linh động của tài sản phản ảnh khả năng và mức độ thuận tiện để chuyển tài sản đó thành tiền.
Tính lỏng của công cụ tài chính còn thể hiện ở chỗ thị trường của công cụ đó lớn hay nhỏ. Hoạt động nhịp nhàng hay không? Nếu có thì chúng ta dễ dàng bán công cụ đó. Với một nhà đầu tư, có những lúc họ cần chuyển một số công cụ họ nắm giữ sang tiền để lo liệu một số công việc cần thiết mặc dù giấy tờ có giá đang sinh lời.
Các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ có tính lỏng cao, do vậy nhiều nhà đầu tư ưa thích. Cái giá phải trả cho sự ưa thích là họ sẽ nhận được một lãi suất thấp hơn do đường cầu dịch chuyển sang phải (do số người ưa thích tăng lên). Đường cầu dịch từ D0 sang D1, làm lãi suất giảm từ i0 sang i1, giá tăng.
Hình 5.3. Mô tả khả năng chuyển đổi tác động đến thị trường giấy tờ có giá
5.1.3.3. Việc làm
Mức độ việc làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ngay lập tức. Tỷ lệ thất nghiệp là số % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. Người thất nghiệp được hiểu là người có khả năng và sẵn sàng làm việc ở một mức lương nhất định nhưng không kiếm được việc làm. Khi thất
i%
QP P
nghiệp ở mức cao, sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập giảm sút. Một điều hiển nhiên là tỷ lệ thất nghiệp cao làm cho một số người thu nhập giảm, chi tiêu giảm và có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, nhu cầu đầu tư vốn giảm xuống, ảnh hưởng tới cung về vốn hay về cầu giấy tờ có giá. Do đó đường cầu dịch chuyển sang trái, lãi suất tăng, giá giảm.
Hình 5.4. Mô tả việc làm tác động đến thị trường giấy tờ có giá
5.1.3.4. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái nếu hiểu theo nghĩa rộng là số đồng nội tệ cần thiết để mua đồng ngoại tệ thì khi tỷ giá hối đoái tăng lên thì các nhà đầu tư cảm thấy giấy tờ có giá ở các nước láng giềng giá cao hơn và ngược lại khi tỷ giá hối đoái xuống thấp thì của cải của họ đầu tư vào các thị trường tài chính nước ngoài mất giá trị. Khi tỷ giá hối đoái tăng mạnh, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường, làm đường cầu dịch chuyển sang phải, giá giấy tờ có giá giảm.
Hình 5.5. Mô tả tác động của tỷ giá với thị trường giấy tờ có giá
P
Q
P
5.1.3.5. Lạm phát
Giả định rằng, mức giá ổn định trong những năm gần đây và dự tính lạm phát của dân chúng trong tương lai là không đáng kể. Với môi trường giá cả ổn định, cung cầu của giấy tờ có giá ngắn hạn biểu hiện bằng S0 và D0, giá là P0.
Lạm phát cao làm xói mòn sức mua của đồng tiền, gây tác động lên lãi suất chiết khấu kì vọng: Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng.
Ta thấy rằng : Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát Do đó, để duy trì lãi suất danh nghĩa không giảm, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất thực giảm tương ứng. Người có khả năng cho vay chuyển vốn vào thị trường khác như thị trường tài sản (vàng, bất đông sản) hoặc tài sản lâu bền. Lạm phát tăng làm người ta phải tính toán thận trọng và gây ra nỗi lo ngại khi đưa vốn cho vay. Họ có xu hướng găm tiền lại hoặc chuyển sang tài sản khác. Vì vây, khi lạm phát tăng, cầu về giấy tờ có giá ngắn hạn giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái.
Lạm phát tăng kích thích đi vay hơn là cho vay vì lãi suất thực giảm. Các tổ chức đi vay: công ty, ngân hàng.. tăng cường phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn để huy động vốn. Vì vậy, cung tăng, đường cung dịch chuyển sang phải. Một sự tăng lên của cung và một sự giảm xuống của cầu sẽ làm giá giảm từ P0 về P1.
Hình 5.6. Mô tả sự tác động của lạm phát với thị trường giấy tờ có giá
P
5.1.3.6. Lãi suất
Lãi suất ảnh hưởng tới việc chi tiêu và tiết kiệm của hộ gia đình. Lãi suất cúng tác động đến các quyết định kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, lãi suất là sự quan tâm đặc biệt đối với các nhà đầu tư.
Giả định rằng, mức giá ổn định trong những năm gần đây và dự tính lãi suất của dân chúng trong tương lai là tăng không đáng kể. Với môi trường giá cả ổn định, cung cầu của giấy tờ có giá ngắn hạn biểu hiện bằng S0 và D0, giá là P0.
Khi lãi suất dự tính trong tương lai tăng lên, giá giấy tờ có giá giảm.
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá giấy tờ có giá ngắn hạn là trực tiếp và ngược chiều nhau. Do biến số duy nhất trong mô hình định giá là lãi suát chiết khấu. Một sự tăng lên trong lãi suất sẽ tạo ra sự sụt giảm giá và ngược lại.
Những người đầu tư mong muốn giá trên thị trường cao. Do vậy, cầu giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái, D0 sang D1
Hình 5.7. Mô tả sự ảnh hưởng của lãi suất đến thị trường giấy tờ có giá
5.2.Các yếu tố tác động lên TT ngoại hối P
5.2.1.Tổng quan về TT ngoại hối (nhắc lại kiến thức) 5.2.1.1.Khái quát về TT ngoại hối
Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt phục vụ cho phát triển của ngoại thương. Khác với nội thương, các giao dịch của ngoại thương thường liên quan đến nhiều loại đồng tiền của nhiều quốc gia khác nhau.
Ví dụ, trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ liên quan tới ít nhất hai đồng tiền là đồng dollar Mỹ (USD) và Việt Nam (VND). Khi xuất khẩu hàng sang Việt Nam, mục tiêu của công ty Mỹ là thu về USD, trong khi các công ty nhập khẩu Việt Nam có đồng VND. Do đó, thực tiễn xuất khẩu đòi hỏi một cơ chế nào đó nhằm giúp công ty Việt Nam đổi VND lấy USD để thanh toán cho công ty xuất khẩu Mỹ. Và ngược lại, khi công ty Việt Nam xuất khẩu cần đổi USD thành VND. Từ đó, đòi hỏi một cơ chế giúp công ty chuyển đổi đồng tiền đang có sang đồng tiền khác. Cơ chế đó là thị tường ngoại hối.
Ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong thanh toán quốc tế, gồm:
- Ngoại tệ: là đồng tiền của nước ngoài (USD, GBP…) hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước (EURO)
- Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ: là công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài như séc, hối phiếu, thẻ Ngân hàng, giấy chuyển ngân
- Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ: như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu…
- Vàng: bao gồm dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng.
thanh toán quốc tế, hoặc đồng tiền đó chuyển vào hoặc xuất ra khỏi quốc gia. Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, chính vì vậy khi nói đến thị trường ngoại hối người ta thường hiểu là thị trường mua bán các đồng tiền khác nhau hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu là thị trường mua bán ngoại tệ.
Hoạt động của thị trường hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính đối ngoại cũng như các giao dịch kinh tế đối ngoại của một nước.
5.2.1.2.Tỷ giá hối đoái
Hối đoái là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác, chẳng hạn chuyển đổi từ VND sang USD…
Tỷ giá hối đoái còn gọi là tỷ giá là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền khác.
Các nước có nền kinh tế thị trường theo đuổi hệ thống tỷ giá linh hoạt, trong đó tỷ giá được quyết định bởi sự tác động của cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
Cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối là tổng doanh số ngoại tệ cần mua trên thị trường ngoại hối. Cầu ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu mua ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân bao gồm cá nhân, nhà nhập khẩu, tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho mục đích thanh toán hoặc đầu cơ và phòng ngừa tỷ giá.
Cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối là tổng doanh số ngoại tệ cần bán trên thị trường ngoại hối. Cung ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu bán ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân bao gồm cá nhân, nhà xuất khẩu, tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho mục đích thanh toán hoặc đầu cơ và phòng ngừa tỷ giá.
Các tỷ giá thông dụng:
- Tỷ giá Ngân hàng Nhà nước là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố hàng ngày. Đây là tỷ giá dùng làm tỷ giá tham khảo cho
NHTM và làm tỷ giá tính toán trong công tác kế toán và kế hoạch. Tỷ giá này không áp dụng cho mua bán ngoại tệ
- Tỷ giá NHTM là tỷ giá dùng để giao dịch mua bán ngoại tệ.
- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá NHTM áp dụng để mua ngoại tệ tiền mặt của khách hàng
- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá NHTM áp dụng để mua và bán ngoại tệ chuyển khoản với khách hàng
- Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá tại thời điểm cuối giờ giao dịch
- Tỷ giá mở cửa là tỷ giá ở thời điểm đầu giờ giao dịch
- Tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá áp dụng giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng
5.2.2.Các nhân tố tác động đến TT ngoại hối a.Mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia
Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước.
Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng.
Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn.
Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng.
sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
Tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát giữa hai đồng tiền yết giá và định giá.
Lấy ví dụ với hai đồng tiền USD và FRF thì tỷ giá trước lạm phát là: USD = a FRF
Nếu mức độ lạm phát ở Mỹ là IA, ở Pháp là IF thì tỷ giá sau lạm phát là: USD + USD. IA = a FRF + a FRF. IF
USD (1 + IA) = a FRF (1+IF) USD = a FRF (1 + IF)/(1 + IA)
USD = a FRF + a FRF (IF – IA)/(1 + IA) Nếu mức độ lạm phát ở Mỹ nhỏ, thì có thể coi (1 + IA) 1
Do đó, tỷ giá sau lạm phát sẽ là:
USD = a FRF + a FRF (IF – IA)
Qua đó cho thấy, nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn nước kia thì đồng tiền của nước đó có sức mua thấp hơn nước kia. Ngoại hối có giá cả, bởi vì ngoại hối cũng là một loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả của ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố làm cho nó biến động như mức độ lạm phát và giảm phát, cung và cầu ngoại hối trên thị trường…
Nếu không tính đến các nhân tố khác, chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố lạm phát, ta có thể dự đoán được sự biến động của tỷ giá trong tương lai.
Ví dụ: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 2011 là 20.828,00. Mức độ lạm phát của Mỹ là 3,7% năm, của Việt Nam là 18% năm. Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2012 sẽ là
USD/VND = 20.828,00 + 20.828,00 (0,18 – 0,037) = 20.828,00 + 2.978,40 = 23.806,40
b.Mối quan hệ về cung cầu ngoại hối:
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối có thể gồm:
- Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối.
- Thu nhập thực tế (tức mức độ tăng GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên.
- Những nhu cầu ngoại hối bất thường tăng lên do thiên tai, hạn hán, bão lụt, mất mùa, chiến tranh… cũng như do nạn buôn lậu hàng nhập khẩu gây ra.
c.Mức chênh lệch lãi suất * Giữa các nước:
Lãi suất có vai trò quyết định đối với thị trường ngoại hối. Những đồng tiền đại diện cho những nền kinh tế có lãi suất cao có khuynh hướng mạnh hơn những đồng tiền đại điện cho những nền kinh tế có lãi suất thấp hơn. Nhà
đầu tư luôn luôn tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao nhất có thể trên những
khoản đầu tư của họ, và những nền kinh tế với lãi suất cao hơn thường có lợi tức đầu tư cao hơn
Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác hoặc cao hơn LIBID thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.
vực hay hơn lãi suất LIBID, thì lượng ngoại tệ sẽ chạy vào Việt Nam để mua các tín phiếu ngắn hạn, do đó làm cho cung ngoại tệ tăng lên từ S1 đến S2 và đồng thời cũng làm cho giảm nhu cầu ngoại tệ xuống từ D1 tới D2. Tỷ giá hối đoái cũng giảm từ giao điểm E1 xuống E2, tức là từ P1 xuống P2.
Hình 5.8. Ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá hối đoái
*Giữa nội tệ và ngoại tệ
Giả định rằng, mức giá ổn định trong những năm gần đây và dự tính tỷ giá không thay đổi. Với môi trường giá cả ổn định, cung cầu ngoại tệ biểu hiện bằng S0 và D0, giá là P0.
Nếu lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất ngoại tệ thì tài sản tài chính nội địa trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn tài sản tài chính nước ngoài. Điều này khiến các nhà đầu tư phải tái cấu trúc lại danh mục đầu tư đưa đến hệ quả là dòng vốn chảy ra khỏi thị trường vốn nước ngoài và chảy vào thị trường vốn nội địa. Sự thay đổi các dòng vốn đầu tư này sau đó cũng được chuyển sang thị trường ngoại hối làm giảm cầu và tăng cung ngoại tệ. Kết quả là đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, hay tỷ giá giảm. Đường cung dịch chuyển từ S0 sang S1, đường cầu dịch chuyển từ D0 sang D1.
P S1 S1 P 1 P 2 S 2 E1 D2 E 2 D1 Q Lượng USD 0
Hình 5.9. Mô tả sự tác động của lãi suất với thị trường ngoại hối
d.Cán cân thương mại:
Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập