b. Miễn dịch nhiều giai đoạn
8.4.1.3. Lựa chọn chứng khoán
Ở giai đoạn này, nhà quản trị một loại tích sản cụ thể sẽ lựa chọn 1 hoặc một số chứng khoán trong các chứng khoán. Việc này là được tiến hành một cách độc lập với các chứng khoán được chọn từ các loại chứng khoán khác nhau sao cho có mối tương quan “chéo về loại” giữa các trái phiếu và cổ phiếu hoàn toàn bị loại bỏ khi lựa danh mục vốn đầu tư. Những bước này có cùng chung một đặc điểm là tạo “khả năng cách biệt”, có thể được tách ra khoản danh mục vốn đầu tư về trái phiếu và cổ phiếu.
Có thể có những bước trung gian giữa việc phân bố tích sản và việc lựa chọn chứng khoán được gọi là lựa chọn khu vực. Ở bước này, ngân quỹ được phân chia thành các khu vực khác nhau thuộc từng loại chứng khoán trước khi các chứng khoán cụ thể nào đó được lựa chọn trong nhóm chứng khoán này vd trái phiếu: trái phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; hay cổ phiếu thì có thể được xác định theo ngành cơ bản: cổ phiếu ngành ngân hàng, công nghiệp điện tử, dệt, thực phẩm…
Việc lựa chọn chứng khoán là công việc có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là khi những nhà đầu tư đã sẵn sàng chấp nhận những nhận định thống nhất một cách tổng quát về toàn bộ thị trường, nhưng vẫn cứ tin là vẫn có các chứng khoán cụ thể nào đó bị đánh giá sai.
Người chọn lựa chứng khoán phải xây dựng danh mục vốn đầu tư chứng khoán, nếu so với danh mục vốn đầu tư thị trường thì lưu lượng ngân quỹ phải bỏ thêm cho số chứng khoán được định giá cao ít hơn và cho số chứng khoán được định giá thấp nhiều hơn. Một danh mục vốn đầu tư là tích cực là một danh mục kết hợp danh mục vốn đầu tư thị trường với tập hợp “cá cược” bổ sung. Ta có công thức:
A = M + ∆
Trong đó:
A: Danh mục vốn đầu tư chủ động M: Danh mục vốn đầu tư thị trường
∆: Các khoản tiền cá cược bổ sung
Danh mục vốn đầu tư chủ động của nhà đầu tư (nếu việc đi vay và cho vay ko có rủi ro) nhận được bằng cách kết hợp danh mục vốn đầu tư (có rủi ro) chủ động với tích sản không có rủi ro.
Eltron và Gruber đã đưa ra với danh mục vốn đầu tư tích cực tối ưu của các chứng khoán có rủi ro: Cho trước các dự đoán cụ thể của các nhà quản trị về mức thu nhập dự tính và các giá trị β của các chứng khoán khác nhau theo
các mức thu nhập lớn hơn bình thường đối với đi từ giá trị cao nhất đến giá trị thấp nhất. Tỷ số này ( ERB) càng lớn, chứng khoán đó càng dễ chấp nhận đưa vào danh mục vốn đầu tư tối ưu. Để xác định số chứng khoán trong danh mục này tùy thuộc vào tỷ lệ cắt giảm thống nhất C* đối với ERB, xác định tỷ lệ:
Trong đó:
: độ biến thiên của danh mục vốn đầu tư thị trường
: rủi ro đặc trưng của chứng khoán thứ i
Tỷ trọng của danh mục vốn đầu tư vào cổ phiếu thứ i được xác định:
Tỷ trọng này tăng cùng ERB và giảm cùng với rủi ro hệ thống và rủi ro đặc trưng.