PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TỔNG HỢP
7.1.2.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập cảu doanh nghiệp
nghiệp
Giá chứng khoán hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động ổn định mà không gặp phải biến cố bất ngờ dẫn đến phải phá sản thì dòng tiền mà người nắm giữ cổ phiếu nhận được là cổ tức phải chia hàng năm.
Về bản chất, giá cổ phiếu do dòng tiền này và sự biến động của nó quyết định và sự nóng lên của thị trường là do sự tăng giá của các cổ phiếu gây ra.
Về mối liên hệ giữa giá chứng khoán và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giá chứng khoán đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôi khi xảy ra sau. Thời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh lệch đáng kể qua theo dõi tình hình.
Thu nhập hay lợi nhuận của công ty được coi là nhân tố quan trọng tác động đến giá cổ phiếu. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt, mức thu nhập cao khiến nhà đầu tư quan tâm vì không chỉ được hưởng cổ tức cao mà còn kiềm chế được lời khi bán cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, cầu về cổ phiếu tăng, giá của cổ phiếu tăng.
Hình 7.4: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt làm giá cổ phiếu tăng
Tuy nhiên, giá chứng khoán không phải lúc nào cũng cố mối liên hệ chặt chẽ với thu nhập. Có những thời điểm, giá chứng khoán tăng nhanh hơn thu nhập; vào những thời ddiemr khác, nó tụt lại đằng sau thu nhập. Do vậy, dù một người theo dõi rất sát thị trường đã dự đoán đứng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gì đảm bảo rằng anh ta có thể dự đoán chính xác xu hướng biến đổi giá chứng khoán.
7.1.2.4. Lạm phát
Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
Giả định rằng, mức giá ổn định trong những năm gần đây và dự tính lạm phát của dân chúng trong tương lai là không đáng kể. Với môi trường giá cả ổn định, cung cầu của cổ phiếu biểu hiện bằng S0 và D0, giá là P0.
Lạm phát là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế xảy ra trầm trọng trong thời kỳ có khủng hoảng. Một ví dụ điển hình như lạm phát năm 1987 ở
Q S Q1 D1 D0 E1 P P1 P0 Q0 E2
Braxin 230%, Mexico 130%, trong lịch sử đã diễn ra siêu lạm phát ở Đức từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1923 khi Đức thất bại tron cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất giá cả đã tăng 191.891.890 lần, con số khủng khiếp. Gần đây là đồng tiền Nam Tư mất giá tới mức trẻ em mang chúng ra dán lên diều làm đồ chơi. Hậu quả của lạm phát ai cũng thấy rõ, chính vì thế mà trong những năm 1980 nhiều nhà lãnh đạo quốc gia gọi là kẻ thù chung số 1, đẩy lùi lạm phát là ưu tiên hàng đầu.
Lạm phát cao làm xói mòn sức mua của đồng tiền, gây tác động lên lãi suất chiết khấu kỳ vọng. Khi cơ quan quản lý triển khai chính sách tiền tệ thắt chặt trong môi trường lạm phát, mức lãi suất chung trên thị trường tăng lên. Điều này dẫn tới yêu cầu lãi suất yêu cầu khi đầu tư vào chứng khoán tăng lên.
Hình 7 . 5 : Mô tả tác động của lạm phát lên thị trường cổ phiếu
7.1.2.5. Lãi suất
Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với doanh nghiệp. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển
P
Q
hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao. Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của doanh nghiệp vì nó khuyến khích doanh nghiệp giữ lại tiền nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá chứng khoán tổng hợp giảm. Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho doanh nghiệp vì chi phí vay giảm và giá chứng khoán tổng hợp thường tăng lên.
Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của giá chứng khoán tổng hợp. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của thị trường chứng khoán. Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá chứng khoán tổng hợp tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá chứng khoán tổng hợp sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào thị trường chứng khoán thường mang lại nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng.
Nói tóm lại:
- Lãi suất tăng và thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công ty có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này giá của cổ phiếu có thể ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ số lợi nhuận đã được đền bù một phần hay toàn bộ bởi phần tăng thu nhập và cổ tức.
- Lãi suất tăng nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty có chi phí đầu vào tăng cao mà thu nhập công ty không thể bù đắp. Giá trị cổ phiếu công ty giảm xuống làm lượng cầu về cổ phiếu giảm.
Hình 7 . 6 : Mô tả tác động của lãi suất lên thị trường cổ phiếu