Phân loại lãi suất của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (Trang 62 - 68)

Trong nền kinh tế nói chung cũng như trong hệ thống ngân hàng nói riêng, lãi suất là một phạm trù được sử dụng rộng rãi và ngày càng phức tạp. Đặc biệt, với tính đa dạng của các hình thức, phương thức mà quan hệ tín dụng – thương mại hiện nay được thực hiện, lãi suất được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:

i. Theo thời hạn tín dụng: Lãi suất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

Tiêu chuẩn và quan niệm về thời hạn để phân loại trong thực tế không hoàn toàn giống nhau giữa các nước, và có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại. Sau đây là cách phân loại lãi suất theo thời hạn tín dụng trong hệ thống tài chính ở Việt Nam.

Lãi suất ngắn hạn là loại lãi suất được áp dụng cho những khoản tín

dụng có thời hạn bằng hoặc dưới một năm.

Lãi suất trung hạn là loại lãi suất được áp dụng trong trường hợp thời

hạn khoản tín dụng nằm trong khoảng từ một đến năm năm.

Lãi suất dài hạn là loại lãi suất tính cho các khoản tín dụng có thời hạn từ năm năm trở lên.

ii. Theo phương pháp tính: LS đơn, LS tích hợp, LS hoàn vốn.

Đối với những khoản tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay khác nhau, người ta có cách tính lãi khác nhau.

Lãi suất đơn là lãi suất áp dụng đối với những hợp đồng huy động hoặc

cho vay vốn có hiệu lực tại một ngày nhất định và việc thanh toán tiền gốc và tiền lãi chỉ được tiến hành một lần tại ngày xác định trong tương lai. Lãi suất đơn được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp khi mà hợp đồng chỉ có một kỳ hạn thanh toán.

Lãi suất đơn được tính dựa theo công thức:

Trong đó: i :lãi suất đơn (%/kỳ),

FV : giá trị tương lai,

PV : giá trị hiện tại,

t : thời hạn , được tính bằng số lần so với kỳ hạn của lãi suất.

Lãi suất tích hợp, hay lãi suất kép, là lãi suất áp dụng với những hợp

đồng huy động hoặc cho vay vốn có nhiều kì tính lãi mà lãi thu được của các kì trước được gộp chung vào với số tiền gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo, tức là lãi sinh ra lãi.

Lãi suất tích hợp được tính dựa theo công thức: FVn=PV(1+i)n

Trong đó: i : lãi suất của mỗi kỳ tính lãi,

FV : giá trị tương lai,

PV : giá trị hiện tại,

n : số kỳ tính lãi.

Đặc biệt, phát triển từ lãi suất tích hợp, người ta còn sử dụng lãi suất hoàn vốn để tính cho các khoản tín dụng mà việc trả vốn và lãi theo định kỳ, hoặc trả một khoản cố định theo định kỳ như vay trả cố định hoặc trái phiếu coupon. Lãi suất hoàn vốn là lãi suất được đo theo phương pháp cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của khoản tín dụng đó.

Hai hình thức vận dụng lãi suất hoàn vốn của các công cụ nợ như các loại trái phiếu thường được sử dụng là:

năm với giá của chứng khoán đó:

ic = C/PVb

Trong đó: ic : lãi suất hoàn vốn hiện hành,

C : Tiền coupon hằng năm,

PVb : Giá của trái khoán coupon.

-Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm là loại lãi suất tính cho trái phiếu chiết khấu hay tính giảm – loại trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá của nó trong lần bán đầu tiên.

Công thức: itg={(F-Ptg)/F}(360/N)

Trong đó: itg : lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm, F : mệnh giá của trái phiếu tính giảm, Ptg: giá bán trái phiếu

N : số ngày tới khi đến hạn thanh toán của trái phiếu.

Đặc tính của lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm lấy 360 ngày thay cho 365 ngày; ngày kỳ hạn thanh toán của trái phiếu càng dài thì sự định giá thấp này càng trở nên lớn hơn và một sự thay đổi trong lãi suất hoàn vốn tính giảm luôn cho thấy một sự thay đổi cùng hướng của lãi suất hoàn vốn.

iii. Theo giá trị thực của lãi suất: LS thực, LS danh nghĩa

Trên thực tế, những khoản thu nhập bằng tiền hay thu nhập danh nghĩa thường không phản ánh đúng giá trị thực của chính khoản thu nhập đó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ lạm phát dương hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian nhất định luôn làm cho giá trị thực trở nên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa. Vì vậy, khi đánh giá qua lãi suất cần phân biệt được

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất bao gồm cả yếu tố lạm phát, hay chính là lãi suất ghi trên các giấy tờ có giá, hợp đồng tín dụng.

bằng chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát: ir=in-ii .Trong đó,

ir, in vàii lần lượt là lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát.

iv. Theo sự thay đổi của lãi suất: LS cố định, LS thả nổi

Lãi suất là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh, lợi nhuận thu được từ các khoản tín dụng và có thể được giữ cố định hoặc biến đổi linh hoạt theo biến động của tỷ lệ lạm phát hay mức lãi suất thị trường. Do đó, lãi suất còn được phân thành:

Lãi suất thả nổi: là mức lãi suất được áp dụng cho một khoản vay nhất

định với kỳ hạn xác định nhưng mức lãi suất lại có thể thay đổi trong khoảng thời gian vay, mức lãi suất sẽ được xác định theo lãi suất công bố của một ngân hàng hay một thị trường nào đó. Ví dụ: mức lãi suất là LIBOR + 0.001%...

Lãi suất cố định: là mức lãi suất được xác định cố định trong suốt thời gian vay, ví dụ là 8%/năm đối với khoản vay thời hạn 2 năm...

v. Theo tính chất ưu đãi: LS Tín dụng thương mại, LS ưu đãi

Lãi suất tín dụng thương mại là loại lãi suất được xác định trên cơ sở thị trường, mức lãi suất đưa ra là theo tín hiệu thị trường cho từng loại kỳ hạn, người vay và người cho vay cùng thống nhất về mức lãi suất và kỳ hạn vay theo thị trường.

Lãi suất ưu đãi là lãi suất mà mức lãi suất được xác định thấp hơn mức

lãi suất thị trường hoặc và có các điều kiện ưu đãi khác về kỳ hạn, phương thức thanh toán, điều khoản gia hạn nợ...

3.2.1.2.Vai trò của lãi suất

Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi sát sao nhất trong nền kinh tế. Sự biến động của nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của các cá nhân, hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản của mình. Vì vậy, lãi suất có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động trong nền kinh tế, đóng vai trò như là “đòn bẩy” quan trọng, thể hiện cụ thể như sau:

Trước hết, lãi suất là một “động lực” khuyến khích tiết kiệm và phát triển chiều sâu của thị trường tài chính. Khối lượng vốn tiết kiệm trong nền kinh tế phụ thuộc vào độ lớn thu nhập của hộ gia đình, cá nhân; nếu một nền kinh tế ổn định và lãi suất thực ở mức hợp lý thì sẽ vận động được nguồn tiền nhàn rỗi từ các khu vực của nền kinh tế. Nếu lãi suất thị trường thấp hơn chỉ số lạm phát, tức lãi suất thực âm, thì sẽ tạo ra khuynh hướng tăng tiêu dùng cá nhân hoặc tìm kiếm các hình thức đầu tư tài sản khác có lợi hơn như bất động sản, ngoại tệ, vàng và có thể tích trữ cả hàng hóa. Đồng thời, lãi suất tạo nên khả năng và điều kiện cho việc phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, có lợi cho đầu tư và phát triển, hướng các nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao.

Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, với tư cách là giá cả vốn tiền tệ, lãi suất tiền gửi là “giá mua”, lãi suất cho vay là “giá bán”, NHTM sử dụng lãi suất là một công cụ cạnh tranh nhằm mở rộng kinh doanh, tối đa hóa lợi ích của mình.

Xuất phát từ vai trò nói trên nên lãi suất chính là một đối tượng được điều chỉnh bởi các chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần giữ vững các cân đối kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế. Vai trò này được thực hiện thông qua mở rộng hoặc thu hẹp đầu tư đối với các ngành, vùng kinh tế. Như thế, lãi suất không thể đóng vai trò thụ động mà là yếu tố cần thiết ban đầu, một sự thay đổi về mức lãi suất chung sẽ tác động đến nền kinh tế trên phạm vi tổng thể

thông qua ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư sản xuất và chi tiêu cho tiêu dùng, tác động trực tiếp đến triển vọng công ăn việc làm và công suất của nền kinh tế cũng như mức sống của con người.

Lãi suất còn là công cụ, đối tượng điều chỉnh của chính sách tiền tệ do NHTW điều hành, từ đó làm ổn định thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

3.2.1.3.Mối quan hệ giữa lãi suất với tiết kiệm và đầu tư

Trên thị trường vốn vay, đầu tư được tài trợ từ tiết kiệm, như vậy cung về vốn vay cho đầu tư xuất phát từ nguồn tiết kiệm. Đối với người cho vay, lãi suất là lợi tức của tiết kiệm, cón đối với người đi vay là chi phí của đầu tư. Với những yếu tố khác đã cho (thu nhập, giá cả hàng hoá…) tiết kiệm phụ thuộc vào lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế đo mức độ gia tăng sức mua của người cho vay tạo ra bởi khoản tiền cho vay. Khi lãi suất thực tế tăng, “hy sinh” một đơn vị tiêu dùng hiện tại dành cho tiết kiệm sẽ làm tăng sức mua cho tiêu dùng trong tương lai và ngược lại, do đó, lãi suất thực tế tăng sẽ làm lượng tiết kiệm tăng.

Lãi suất thực tế cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức độ đầu tư của các doanh nghiệp và của các hộ gia đình. Lãi suất thực tế là chi phí hay “giá cả” của vốn vay, do vậy khi lãi suất thực tế tăng, chi phí biên của vốn sẽ tăng, lợi nhuận biên giảm. Nếu lợi nhuận biên của một đơn vị đầu tư mới không bù đắp được khoản chi phí của vốn vay thì doanh nghiệp sẽ không vay vốn cho đầu tư nữa. Vì vậy, khi lãi suất thực tế giảm, lượng cầu về đầu tư tăng và ngược lại.

Mức độ ảnh hưởng của lãi suất đối với tiết kiệm và đầu tư phụ thuộc vào sự nhạy cảm của tiết kiệm và đầu tư đối với lãi suất. Khi tiết kiệm và đầu tư co giãn mạnh đối với lãi suất, chỉ một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng sẽ làm tiết kiệm và đầu tư tăng hoặc giảm mạnh.

3.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

Lý thuyết kinh tế hiện đại và kinh nghiệm điều hành lãi suất của NHTW các nước đã chỉ ra tác động của các nhân tố chủ yếu đối với biến động của lãi suất trong điều kiện nền kinh tế quy mô nhỏ, mở cửa, thị trường tài chính mới bước đầu phát triển như ở Việt Nam. Đó là những nhân tố sau:

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(205 trang)
w