Sự kiện pháp lý

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 49 - 51)

II. Quan hệ pháp luật 1 Khái niệm, đặc điểm

3. Sự kiện pháp lý

3.1. Khái niệm sự kiện pháp lý

Một quan hệ xã hội chỉ có thể trở thành một quan hệ pháp luật khi được một quy phạm pháp luật điều chỉnh. Dó đó, để có các quan hệ pháp luật đương nhiên phải có các quy phạm pháp luật phù hợp. Nhưng nếu chỉ có các quy phạm pháp luật thì cũng chưa thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể. Mỗi quy phạm pháp luật, do đặc điểm của nó, chỉ mới nêu lên những tình huống chung, những điều kiện chung mà thôi. Một quan hệ pháp luật cụ thể chỉ phát sinh, thay đổi, chấm dứt khi xảy ra những sự việc cụ thể trong đời sống, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh mà một quy phạm pháp luật đã giả định trước. Khoa học pháp lý gọi đó là các sự kiện pháp lý.

Vậy, sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Thực chất, sự kiện pháp lý là những sự kiện trong số các sự kiện xảy ra trong thực tế. Sự khác nhau giữa sự kiện pháp lý với các sự kiện thực tế khác là ý nghĩa của chúng đối với pháp luật. Điều này có nghĩa là có những sự kiện thực tế không có ý nghĩa gì lắm đối với pháp luật (như mây, gió, nói chuyện…) nhưng cũng có những sự kiện có ý nghĩa lớn đối với pháp luật như lũ lụt, động đất, cái chết của một người, việc giao kết hợp đồng…

Sự kiện thực tế chỉ trở thành sự kiện pháp lý chỉ khi nào pháp luật xác định rõ điều đó. Mỗi nhà nước có những quy định khác nhau về sự kiện pháp lý. Việc thừa nhận một sự kiện thực tế là sự kiện pháp lý xuất phát từ lợi ích của xã hội và của giai cấp cầm quyền trong xã hội.

3.2. Phân loại sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý trong xã hội rất đa dạng. Nó được phân loại theo nhiều cơ sở khác nhau song phổ biến nhất là theo tiêu chuẩn ý chí. Với tiêu chuẩn này sự kiện pháp lý được chia thành sự biến và hành vi.

- Sự biến là những hiện tượng tự nhiên mà trong những trường hợp nhất

định, pháp luật gắn việc xuất hiện của chúng với sự hình thành ở các chủ thể quyền và nghĩa vụ pháp lý. Ví dụ, một vụ tai nạn, những biến cố trong thiên nhiên cũng làm phát sinh các quan hệ pháp luật về bảo hiểm.

- Hành vi (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra

Hành động là cách xử sự chủ động còn không hành động là cách xử sự thụ động của chủ thể. Sự hành động và không hành động đều có thể trở thành sự kiện pháp lý. Việc kết hôn, việc ký kết hợp đồng…là những hành động. Sự im lặng (trong hợp đồng dân sự); sự bỏ mặc (Điều 107 Bộ lụât hình sự) là những hành vi không hành động.

Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp (phù hợp với pháp luật) và hành vi bất hợp pháp (trái với pháp luật: như gây thương tích cho người khác, trộm cắp, trốn thuế….).

Nếu có một quy phạm pháp luật là có điều kiện cần thì sự kiện pháp lý là điều kiện đủ để áp dụng quy phạm pháp luật cho một mối quan hệ xã hội để có một quan hệ pháp luật cụ thể. Dựa vào nội dung của sự kiện pháp lý, người ta lựa chọn quy phạm pháp luật thích hợp để áp dụng, từ đó có một quan hệ pháp luật cụ thể với những chủ thể, khách thể và nội dung cụ thể của các chủ thể trong đó.

CHƯƠNG 4

HÀNH VI PHÁP LUẬT, THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠMPHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 49 - 51)