Phân loại vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 63 - 64)

- Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng rõ nộ

3.3.Phân loại vi phạm pháp luật.

3. Vi phạm pháp luật

3.3.Phân loại vi phạm pháp luật.

Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng, do vậy cũng có rất nhiều cách để phân loại chúng.

+ Căn cứ vào các loại quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bị xâm hại có thể phân loại vi phạm pháp luật thành vi phạm pháp luật về tài chính, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật đất đai…

+ Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi có thể phân loại vi phạm pháp luật thành tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cao độ cho xã hội. Các vi phạm pháp luật khác không phải là tội phạm thì mức độ nguy hiểm không cao bằng tội phạm được quy định trong các ngành luật khác.

+ Thông thường vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhóm cơ bản sau:

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính

mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật.

2. Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

3. Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sản …

4. Vi phạm kỷ luật nhà nước là những hành vi có lỗi trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp, trường học … Chủ thể vi phạm kỷ luật chỉ có thể là cá nhân, tập thể (cán bộ, công nhân, công chức, học sinh…) có quan hệ ràng buộc với cơ quan, xí nghiệp, trường học nào đó.

Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 63 - 64)