Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 32 - 34)

II. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1 Khái niệm, đặc điểm

3. Các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

3.5.2. Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)

Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay có hai hệ thống cơ quan được Hiến pháp quy định cùng chung nhiệm vụ đó là TAND và VKSND vì đều là cơ quan tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, đây là hai hệ thống cơ quan khác nhau vì có chức năng khác nhau. Điều 137 Hiến pháp năm 1992 quy định: “VKSND tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các VKSND địa phương, các VKS quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”. Như vậy, kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố là chức năng duy nhất của VKSND.

- Chức năng công tố: Thực hành quyền công tố là việc đưa vụ án ra tòa với quyền truy tố và buộc tội đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở các quy định của pháp luật. Đây là chức năng đặc thù của VKSND được Hiến pháp trao mà các cơ quan khác không thể thay thế nhằm bảo đảm cho pháp luật về tư pháp được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: Theo điều 137 Hiến pháp và Điều 1 Luật tổ chức VKSND 2002 thì các VKSND chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp bao gồm:

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hành sự của cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra.

+ Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.

+ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật.

+ Kiểm sát việc thi hành án.

+ Kiểm sát viẹc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tư pháp là một trong hai chức năng của VKSND được quy định trong Hiến pháp. Khi thực hiện chức năng này, VKSND chỉ chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, độc lập khi thực hiện chức năng đó.

+ Khi thực hiện chức năng của mình, VKSND chỉ xem xét khi có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, VKSND không có thẩm quyền trực tiếp xử lý về hành chính mà chỉ dừng lại ở quyền yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị để các cơ quan xử lý về hành chính theo thẩm quyền. Khi phát hiện có yếu tố cấu thành tội phạm thì có quyền khởi tố, truy tố và luận tội trước tòa án.

+ Là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền truy tố kẻ phạm pháp ra trước toà án và giữ quyền công tố tại phiên tòa.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 32 - 34)