Thực hiện nghĩa vụ dân sự

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 96 - 99)

III. Nghĩa vụ dân sự, Thực hiện nghĩa vụ dân sự 1 Nghĩa vụ dân sự

2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự

2.1. Khái niệm

Thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc một người có nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm một công việc theo một thời hạn nhất định đã được xác định trong nội dung của nghĩa vụ dân sự thông qua việc thực hiện nghĩa vụ để thỏa mãn yêu cầu của bên có quyền.

2.2. Các nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự

- Các bên phải thực hiện nghĩa vụ dân sự một cách trung thực: Trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự yêu cầu các bên phải thông báo cho nhau biết về tình trạng và đặc điểm của đối tượng, không được che dấu vì mục đích tư lợi.

- Việc thực hiện nghĩa vụ theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội: Các bên phải thực hiện toàn bộ những gì đã thỏa thuận (trừ trường hợp bất khả kháng), đồng thời không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc trưng của quan hệ nghĩa vụ dân sự và hợp đồng hết sức đa dạng liên quan đến đời sống hàng ngày, đến phong tục tập quán.

2.3. Việc thực hiện một số nghĩa vụ dân sự cụ thể

- Thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 289) - Thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 290)

- Thực hiện nghĩa vụ làm một công việc hoặc không được làm mottj công việc (Điều 291)

- Thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ (Điều 292)

- Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba (Điều 293) - Thực hiện nghĩa vụ dân sự có điều kiện (Điều 294)

- Thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn (Điều 295) - Thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế được (Điều 296)

- Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ (Điều 297) - Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới (Điều 298)

- Thực hiện nghĩa vụ dân sự dân sự đối với người có quyền liên đới (299) - Thực hiện nghĩa vụ dân sự phân chia theo phần (Điều 300)

- Thực hiện nghĩa vụ dân sự không phân chia theo phần (Điều 301)

PHẦN LUẬT HÌNH SỰI. Khái niệm chung I. Khái niệm chung

Pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội. Mỗi lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội có một hệ thống các quy tắc để điều chỉnh, trong đó nhà nước nêu lên những cách thức xử sự nhất định, để những quan hệ phong phú và phức tạp trong xã hội xảy ra theo ý chí của nhà nước. Tính cưỡng chế của pháp luật thể hiện sức mạnh của pháp luật. Chủ thể vi phạm pháp luật bị nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhất định. Trong các biện pháp cưỡng chế của nhà nước thì cưỡng chế hình sự thể hiện tính nghiêm khắc nhất, ở đó người phạm tội phải gánh chịu những hình phạt nhất định do hành vi phạm tội gây ra.

Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao.

Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.

1. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh.

Luật hình sự có đối tượng điều chỉnh riêng, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình. Đó là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, khi đó người thực hiên hành vi mà Nhà nước coi là tội phạm. Trong quan hệ pháp luật hình sự, có hai chủ thể có có những vị trí pháp lý khác nhau.

Thứ nhất: Nhà nước là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là người bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước có quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra. Mặt khác, với tư cách là người duy trì công lí, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội mặc dù người đó đã bị coi là tội phạm. Trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, quyền chủ thể của Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự do các cơ quan đại diện của Nhà nước thực hiện, đó là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

Thứ hai: Người phạm tội - người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là tội phạm có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng đối với mình và mặt khác họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1.2. Phương pháp điều chỉnh

Luật hình sự điều chỉnh quan hệ pháp luật hình sự bằng phương pháp quyền uy. Đó là phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người phạm tội. Nhà nước với tư cách là người điều hành, quản lý xã hội được coi là người trực tiếp có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã gây ra. Việc buộc chịu trách nhiệm hình sự này phải được thực hiện bằng việc sử dụng quyền lực Nhà nước. Nhà nước có quyền áp dụng biện pháp hình sự đối với người phạm tội mà không được có bất kỳ sự cản trở nào của cá nhân hay của xã hội.

Do thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho các lợi ích xã hội được Nhà nước bảo hộ và bị luật hình sự coi là tội phạm, người phạm tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tội phạm đã gây ra. Họ phải chấp hành hình phạt mà Nhà nước áp dụng đối với họ mà không thể “uỷ thác” cho bất kỳ người nào khác.

1.3. Tội phạma. Khái niệm a. Khái niệm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an

ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành:

 Tội phạm ít nghiêm trọng.  Tội phạm nghiêm trọng.  Tội phạm rất nghiêm trọng.  Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù;

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 96 - 99)