Khách thể quan hệ pháp luật.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 48 - 49)

II. Quan hệ pháp luật 1 Khái niệm, đặc điểm

2. Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật.

2.3. Khách thể quan hệ pháp luật.

Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó đều nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định về vật chất, chính trị, văn hoá, tinh thần. Có thể đó là những lợi ích vật chất, hoặc các lợi ích phi vật chất, cũng có thể là các nhu cầu về hoạt động chính trị, xã hội.

Tuy nhiên, nhà nước với mục đích bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân và xã hội nên trong quy phạm pháp luật cũng xác định rõ một số lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ thể không được phép thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, ngoại trừ những trường hợp mà pháp luật cho phép.

Có thể hiểu khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thoả mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân khi họ tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.

Khách thể là cái thúc đẩy các tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật. Khách thể của quan hệ pháp luật cần được phân biệt với đối tượng điều chỉnh của pháp luật là những quan hệ xã hội mà pháp luật tác động đến.

Ví dụ: Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa khách thể quan hệ pháp luật hợp đồng không phải là hàng hóa mà là sự vận chuyển hàng hóa. Hay trong

quan hệ tranh chấp về quyền tác giả của một sản phẩm lao động sáng tạo thì khách thể quan hệ pháp luật là quyền tác giả.

Khách thể của quan hệ pháp luật nêu lên vị trí, ý nghĩa của quan hệ pháp luật được pháp luật bảo vệ. Thái độ xử lý của nhà nước có căn cứ vào khách thể của quan hệ pháp luật khi một quan hệ pháp luật bị xâm hại.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w