1. Khái niệm
Trong ngôn ngữ hàng ngày thuật ngữ “trách nhiệm” được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoặc hoàn cảnh cụ thể.
Trong lĩnh vực chính trị, đạo đức “trách nhiệm” được hiểu theo nghĩa bổn phận, vai trò. Chẳng hạn như trách nhiệm với gia đình, với bạn bè, trách nhiệm với đất nước, với nhân loại…
Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ “trách nhiệm” được sử dụng theo hai nghĩa. Theo nghĩa tích cực, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ (những điều mà pháp luật yêu cầu phải làm). Trách nhiệm theo nghĩa thứ hai là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật. Đó là sự phản ứng, lên án của nhà nước và xã hội đối với những chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội. Chúng ta tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý theo nghĩa hậu quả bất lợi. Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật, không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi trái pháp luật được thực hiện trong những trường hợp sau:
+ Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý (không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình).
+ Do sự kiện bất ngờ (chủ thể không thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra).
+ Do phòng vệ chính đáng.
Chỉ có cơ quan nhà nước,nhà chức trách có thẩm quyền hay các chủ thể được pháp luật trao quyền thì mới có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức hay cá nhân nào đó.
Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài các quy phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý về thực chất là áp dụng những biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Như vậy, Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
2. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức hay cá nhân nào đó cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc truy cứu. Về cơ sở thực tiễn để truy cứu trách nhiệm pháp lý thì phải có vi phạm pháp luật xảy ra. Về cơ sở pháp lý đó là những quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp luật đó và thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết vụ việc đó.
Khi xác định cơ sở thực tiễn cần xem xét từng yếu tố của cấu thành vi phạm pháp luật. Điều đầu tiên phải tiến hành là xác định được trong thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật nguy hiểm, nếu không xác định được hành vi trái pháp luật nguy hiểm trong thực tế, thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Tiếp đến là đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật đó thông qua việc xác định hậu quả (sự thiệt hại) về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại khác nếu có do hành vi đó gây ra cho xã hội.
Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả, tuyệt đối không được suy diễn về hậu quả, nghĩa là phải xác định một cách chắc chắn rằng sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra. Không thể bắt chủ thể phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếp gây ra.
Việc xác định lỗi, động cơ và mục đích vi phạm trong nhiều trường hợp khi truy cứu trách nhiệm pháp lý là rất cần thiết, nó cho phép lựa chọn được biện pháp cưỡng chế thích hợp.
Về nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi, tức là chủ thể hành vi đó có khả năng nhận thức được những hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng cố ý hoặc vô ý gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật còn cho phép truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cả những hành vi trái pháp luật được thực hiện do những nguyên nhân
khách quan hoặc trường hợp thiệt hại do những nguồn nguy hiểm cao độ như phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, chất nổ, thú dữ…gây ra và một số trường hợp khác trong quan hệ dân sự mặc dù không có lỗi chủ thể vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Ví dụ, cha mẹ hay người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do con mình dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Trong những trường hợp trên chỉ áp dụng những biện pháp tác động mang tính chất khôi phục thiệt hại, không áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự.
Về chủ thể vi phạm pháp luật cần chú ý tới năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi xem xét khách thể vi phạm pháp luật cần chú ý tới tính chất và tầm quan trọng của khách thể để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Khi xác định cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật đó cần chú ý trước hết là thẩm quyền của cơ quan hay nhà chức trách trong việc giải quyết vụ việc, trình tự, thủ tục để giải quyết vụ việc đó, các biên pháp mà pháp luật quy định có thể áp dụng đối với chủ thể vi phạm.
Ngoài việc xác định các vấn đề đó còn phải xem xét cả thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp vi phạm cụ thể đó và những trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý (nếu có) khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Pháp luật cũng có thể quy định miễn trách nhiệm pháp lý cho một số chủ thể trong những trường hợp nhất định. Trách nhiệm pháp sẽ chấm dứt khi xẩy ra sự kiện pháp lý thích ứng như có quyết định ân xá; thời hạn trừng phạt đã kết thúc, nộp phạt xong…
3. Các loại trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý có nhiều loại, thông thường chúng được chia thành: Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm vật chất.
- Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với những chủ thể có hành vi phạm tội.
- Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm hành chính.
- Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp, trường học…áp dụng đối với cán bộ công chức, nhân viên, sinh viên…của cơ quan, xí nghiệp, trường học của mình khi họ vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng hoặc các chủ thể khác được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự.
- Trách nhiệm vật chất là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp…áp dụng đối với cán bộ, công chức, công nhân…của cơ quan, xí nghiệp trong trường hợp họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, xí nghiệp.
Để đảm bảo công bằng và tính hiệu quả trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với mỗi trường hợp vi phạm pháp luật cụ thể có thể áp dụng một hoặc cùng đồng thời nhiều loại trách nhiệm pháp lý.
4. Công tác phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội chủ nghĩa.
4.1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trongxã hội ta. xã hội ta.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội ta rất đa dạng và phức tạp không thể nêu ra hết được. Tuy nhiên, vẫn có thể kể ra một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Về mặt khách quan xã hội XHCN được sinh ra từ xã hội cũ nên nó mang nặng những tàn dư của xã hội cũ, ảnh hưởng của lối sống và sinh hoạt không lành mạnh từ nước ngoài; do xã hội chưa phát triển cao, năng suất lao động còn thấp, nên tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của một bộ phận không nhỏ người lao động trong xã hội; Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta…
- Về mặt chủ quan thì đó sự yếu kém trong công tác quản lý xã hội dẫn tới quá trình quản lý xã hội dẫn đến quá trình quản lý các lĩnh vực còn nhiều sơ hở, thiếu sót, dễ bị kẻ xấu lợi dụng; hệ thống pháp luật của nhà nước ta chưa được hoàn thiện và đồng bộ, nhiều quy định của pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống; công tác giáo dục chính trị, pháp luật và đạo đức chưa tốt; tệ nạn và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội còn tương đối nhiều…
4.2. Những phương hướng cơ bản để phòng và chống vi phạm phápluật trong xã hội ta. luật trong xã hội ta.
Để phòng ngừa và đấu tranh xóa bỏ tội phạm, xoá bỏ những hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội ta trước hết và quan trọng hơn cả là phải nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân, những điều kiện dẫn đến tình trạng nảy sinh hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội để rồi từng bước xoá bỏ những nguyên nhân và điều kiện đó. Lấy phương châm giáo dục, phòng ngừa là chính, kết hợp với răn đe, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước.
+ Thường xuyên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
+ Đẩy mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục, giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật.
+ Quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật; Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa…
Đi đôi với việc tích cực đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật cần làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội.
CHƯƠNG 5
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT – Ý THỨC PHÁP LUẬT PHÁP CHẾ XHCN PHÁP CHẾ XHCN