Vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 90 - 95)

1. Khái niệm vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật, là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý quản lý nhà nước mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

2. Đặc điểm của vi phạm hành chính

- Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

- Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

- Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính thấp hơn so với tội phạm.

PHẦN LUẬT DÂN SỰI. Khái niệm chung I. Khái niệm chung

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật dân sự là một ngành luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong xã hội.

Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là quan hệ dân sự).

1. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh.

1.1. Đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự

- Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự: Luật dân sự điều chỉnh những nhóm quan hệ tài sản phát sinh trong quá trình sản suất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và quan hệ nhân thân phi tài sản nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội.

- Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự: Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. (Điều 1 Bộ luật dân sự 2005).

Quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản nhất định dưới dạng tư liệu sản xuất, hoặc tư liệu tiêu dùng, hoặc dịch vụ chuyển, sửa chữa tài sản đó trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn liền với một tài sản và mang tính hàng hóa, tiền tệ.

Theo điều 163 Bộ luật dân sự, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá (trái phiếu, công trái, sổ tiết kiệm, ngân phiếu...) và các quyền tài sản (đòi nợ, bồi thường thiệt hại).

Quan hệ nhân thân phi tài sản: Là những quan hệ phát sinh từ một giá trị tinh thần, trí tuệ của một cá nhân hay tổ chức hoặc các chủ thể khác và luôn gắn liền với chủ thể đó. Trong nhiều trường hợp, không thể chuyển dịch cho một chủ thể khác và không thể tước đoạt được.

Quan hệ nhân thân phi tài sản do luật dân sự điều chỉnh chia làm hai nhóm: + Quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản (như quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng).

+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản (như quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; quyền kết hôn; quyền bình đẳng của vợ chồng; quyền ly hôn...).

1.2. Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là những cách thức, biện pháp tác động lên quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt theo ý chí của chủ thể.

Luật dân sự điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng, thỏa thuận của các đương sự, quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.

2. Các nguyên tắc của Luật Dân sự Việt Nam

2.1.Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Cam kết thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.

2.2. Nguyên tắc bình đẳng

Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.

Khi tham gia các quan hệ dân sự các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.

2.4. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

2.5. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp

Việc xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình

Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự được khuyến khích.

2.6. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự

Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền bảo vệ theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc theo yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Công nhận quyền dân sự của mình. - Buộc chấm dứt hành vi vi phạm - Buộc xin lỗi, cải chính công khai. - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. - Buộc bồi thường thiệt hại.

2.7. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,quyền, lợi ích hợp pháp của người khác quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

2.8. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật.

2.9. Nguyên tắc hòa giải

Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự.

3. Các loại tài sản ở Việt Nam.

Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản".

3.1. Bất động sản và động sản

- Bất động sản là các tài sản bao gồm:

+ Đất đai;

+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

+ Các tài sản khác gắn liền với đất đai; + Các tài sản khác do pháp luật quy định.

- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

3.2. Hoa lợi, lợi tức

- Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

- Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

3.3. Vật chính và vật phụ

- Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. - Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3.4. Vật chia được và vật không chia được

- Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

- Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

3.5. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

- Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

3.6. Vật cùng loại và vật đặc định

- Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

- Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

3.7. Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3.8. Quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 90 - 95)