Vấn đề không gian mà chúng tôi nói ở đây là không gian vũ trụ, là hình thức tồn tại của thế giới vật chất khách quan. Mọi hệ thống triết học lớn trên thế giới đều đề cập đến vấn đề này như là một yếu tố quan trọng của vũ trụ quan. Vấn đề này trong triết học Trung Quốc cổ ít được đề cập đến một cách độc lập mà nó được trình bày thông qua các vấn đề khác. Song ở đây chúng tôi tách ra thành một mục riêng để tiện theo dõi và hình dung về vấn đề này. Có người (Joseph Needham – một nhà nghiên cứu người Mỹ về các khoa học Trung Quốc) cho rằng: dường như người Trung Quốc thiên về tư duy số học mà rất ít tư duy hình học. Vì vậy đối với vấn đề không gian người Trung Quốc quan niệm theo hai chiều dọc và ngang. Đối với chiều dọc là trên, dưới và giữa; (thiên - địa – nhân); đối với chiều ngang là bốn phía đông, tây, nam, bắc (tứ chính). Với cách chia không gian như vậy quả thực chúng ta cũng không đủ căn cứ để khẳng định về khái niệm không gian của người Trung Quốc cổ, theo cách của khái niệm triết học hiện đại như chúng ta đang có (khôn gian là hình thức tồn tại của vật chất, biểu hiện những thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có kết cấu và quảng tính). Ngày nay ai cũng biết rằng vũ trụ có kết cấu dạng hình cầu, trong khi đó người Trung Quốc cổ lại coi trời có hình tròn. Trong thực tế hình cầu và hình tròn là hai khái niệm khác nhau, vì vậy khi người Trung Quốc nói trời tròn, đất
55
vuông (thực ra trái đất như chúng ta đã biết cũng là hình cầu) thì chúng ta khó có thể hình dung là họ muốn nói đến hình cầu hay hình tròn. Mặc dù chưa có những quan niệm tổng quan về một không gian vũ trụ, nhưng ngay từ rất sớm người ta đã khám phá không gian. Như ở trên đã nói tại thiên Nghiêu Điển trong Kinh Thư có nói rõ về việc họ Hòa (hay là họ Hy Hòa) được phân công để quan trắc quá trình vận hành của các mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh (sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) để làm lịch. Thông qua quá trình quan sát thiên văn học cổ đã xếp được bốn nhóm sao gồm 28 sao hợp thành một vòng tròn trên đường hoàng đạo (đường đi biểu kiến của mặt trời) trên bầu trời, để lấy đó làm căn cứ chia phương hướng và quan sát sự vận động của vũ trụ theo các mùa. Thứ tự của các chòm sao đó như sau:
Phương đông có chòm Thanh Long với 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vỹ, Cơ.
Phương bắc có chòm Huyền Vũ với 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.
Phương tây có chòm Bạch Hổ với 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.
Phương nam có chòm Chu Tước với 7 sao: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
Trong 28 sao này người ta phân thành hai loại: loại có ảnh hưởng tốt đối với con người và các công việc ở trái đất gọi là cát tinh, loại có ảnh hưởng xấu đối với con người và các công việc ở trái đất gọi là hung tinh. Hai mươi tám sao này còn được âm dương và ngũ hành hóa để tính toán những việc tốt xấu cho từng loại công việc vào các thời điểm khác nhau. Thực tế đây chỉ là 28 sao chính mỗi sao trong 28 sao này lại có các sao vệ tinh, 28 sao này được coi là các định tinh, điều này chúng ta có thể kiểm nghiệm được qua việc trong ngành hàng hải người ta thường lấy sao Bắc Đẩu (sao Đẩu) để định các phương hướng còn lại).
Việc phân định phương hướng (bốn hướng) đương nhiên là vấn đề thuộc phạm trù không gian (các vị trí khác nhau) nhưng chúng ta không thấy ở người
56
Trung Quốc cổ một quan niệm về không gian như trong hình học cổ điển, có thể dùng một hệ tọa độ không gian ba chiều để diễn đạt vị trí của một vật nào đó. Như vậy có vẻ như khái niệm không gian của Trung Quốc cổ gần với hình học phẳng hơn. Nhưng điều lạ lùng là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa không gian và thời gian, khi hai yếu tố này lại được qui đổi một lần nữa về âm dương – ngũ hành để từ đó đi đến một lược đồ vũ trụ có tính nhất quán, qua đó người ta có thể định tính và định lượng cho thời gian và không gian. Đây là một sự tiến bộ rất lớn trong tư duy khoa học lúc bấy giờ, đối với khoa học duy lý hiện nay chỉ đến khi vật lý hiện đại có những thành tựu lớn ở đầu thế kỷ 20 thì mới có được quan niệm về sự thống nhất giữa không gian và thời gian để đi đến khái niệm không – thời gian như chúng tôi đã trình bày ở phần trên. Mặt khác trong tư duy triết học phương Tây cho đến tận ngày nay việc chia thời gian một cách cơ học và đều đặn và độc lập với không gian vẫn còn là một quan niệm khá phổ biến. Để thấy rõ hơn về sự qui đổi lẫn nhau giữa các yếu tố không gian, thời gian về âm dương – ngũ hành chúng tôi xin thống kê ra đây để tiện theo dõi:
10 thiên can được chia như sau: giáp, ất, thuộc hành mộc trong đó giáp là dương mộc, ất là âm mộc ứng với phương đông; bính, đinh thuộc hành hỏa, trong đó bính là dương hỏa, đinh là âm hỏa ứng với phương nam; mậu, kỷ thuộc hành thổ trong đó mậu là dương thổ, kỷ là âm thổ, ứng với phương giữa (trung tâm); canh, tân thuộc hành kim, trong đó canh là dương kim, tân là âm kim, ứng với phương tây; nhâm, quí
thuộc hành thủy, trong đó nhâm là dương thủy, quí là âm thủy, ứng với phương bắc.
12 địa chi được chia như sau: tý thuộc hành thủy ở phương chính bắc, thuộc dương tương ứng với tháng 11 âm lịch, mùa đông; sửu thuộc hành thổ ở phương bắc-đông bắc, thuộc âm ứng với tháng 12 âm; dần
thuộc hành mộc, phương đông bắc, thuộc dương tương ứng với tháng giêng; mão thuộc hành mộc ở phương chính đông, thuộc âm ứng với tháng 2; thìn thuộc hành thổ ở phương đông-đông nam, thuộc dương ứng với tháng 3; tỵ thuộc hành hỏa, ở phương đông nam, thuộc âm,
57
tương ứng với tháng 4; ngọ thuộc hành hỏa, ở phương chính nam; thuộc dương, tương ứng với tháng 5; mùi thuộc hành thổ, ở phương nam-tây nam, thuộc âm, tương ứng với tháng 6; thân thuộc hành kim, ở phương tây nam, thuộc dương, tương ứng với tháng 7; dậu thuộc hành kim, ở phương chính tây, thuộc âm, tương ứng với tháng 8; tuất thuộc hành thổ, ở phương tây- tây bắc, thuộc dương, ứng với tháng 9; hợi thuộc hành thủy, ở phương tây bắc, thuộc âm, ứng với tháng 10.
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng một chu trình vận hành của thiên can và địa chi theo một chu kỳ cứ lần lượt một dương lại đến một âm, tức là có sự xem kẽ giữa âm và dương, trong đó bản thân không gian cũng mang tính thời gian, và thời gian cũng chứa đựng luôn trong nó tính không gian. Đây cũng là cơ sở để xây dựng nên các ngành dự báo mà chủ yếu dựa vào các thông tin thời gian.
Trong ý nghĩa nguyên thủy của thiên can và địa chi người ta cho rằng đây là những khái niệm để chỉ sự sinh trưởng, phát triển của cây cỏ và các sinh vật cụ thể, sau này nó mới mang một ý nghĩa khái quát. Các nhà lịch pháp và thiên văn cổ giải thích về can chi như sau: can nghĩa là mạnh tượng trưng như thân cây, vì vậy thuộc dương. Chi là cành cây yếu hơn thân cây nên thuộc âm; cụ thể hơn ý nghĩa của từng khái niệm một được ấn định như sau:
10 thiên can: giáp - áo giáp chỉ vạn vật nhú khỏi vỏ, như vỏ cây trồi lên mặt đất, dương ở bên trong mà bị âm bao bọc bên ngoài; ất là sự đâm chồi, chỉ vạn vật sinh trưởng, như cỏ cây vừa mọc, cành lá mềm mại;
bính là sáng sủa chỉ vạn vật tươi tốt như mặt trời, như ánh nắng tươi sáng; đinh là sự cường tráng, như người đến tuổi trưởng thành, như cây cối đã rắn chắc; mậu là rậm rạp, như cỏ cây rậm rạp, âm tính; kỷ là sự tiến lên chỉ vạn vật đang phát triển và đã định hình rõ ràng; canh là sự thay đổi, chỉ vạn vật đổi mới như hè sang thu; tân là tiếp tục đổi mới nữa chỉ vạn vật vừa mới thay đổi, trở nên đẹp đẽ hơn; nhâm là sự thai
58
nghén, chỉ dương khí tiềm ẩn trong lòng đất, vạn vật được nuôi dưỡng;
quí chỉ vạn vật ẩn dấu, ấp ủ dưới đất để đợi lúc nảy nở.
Mười hai địa chi: tý – vạn vật ở thời kỳ bắt đầu sinh thành, như hạt cây bắt đầu hút nước và không khí để đâm chồi gọi là nhất dương sinh – tương ứng với quẻ Địa Lôi Phục trong Kinh Dịch; sửu – chỉ dây thừng, bó giống như vật bị bó khi nảy mầm, như hạt nảy mầm trong lòng đất, chuẩn bị nhô khỏi mặt đất, tương ứng với quẻ Địa Trạch Lâm trong Kinh Dịch và còn được gọi là nhị dương sinh; dần – chỉ vạn vật bắt đầu sinh trưởng nảy mầm khỏi mặt đất, đón khí dương của mùa xuân, tương ứng với quẻ Địa Thiên Thái gọi là tam dương sinh; mão – chỉ vạn vật tươi tốt, giống như mặt trời ở phía đông, ứng với quẻ Lôi Thiên Đại Tráng trong Kinh Dịch gọi là tứ dương sinh; thìn – vạn vận chuyển mình, sinh trưởng, dương khí đã thịnh tương ứng với quẻ Trạch Thiên Quải trong Kinh Dịch gọi là ngũ dương sinh; tỵ – vạn vật đã trưởng thành đến độ cực thịnh, ở đỉnh cao, tương ứng với quẻ Trùng Càn trong Kinh Dịch, gọi là lục dương sinh, đây cũng là lúc yếu tố âm chuẩn bị xuất hiện; ngọ chỉ vạn vật đã sung mãn, âm khí bắt đầu xuất hiện, tương ứng với quẻ Thiên Phong Cấu, gọi là nhất âm sinh; mùi – vạn vật đã có hương vị như hoa quả đã chín, tương ứng với quẻ Thiên Sơn Độn trong Kinh Dịch, gọi là nhị âm sinh; thân – vạn vật hình thành hình thể, thuần thục tương ứng với quẻ Thiên Địa Bĩ trong Kinh Dịch, gọi là tam âm sinh; dậu – mọi vật phương trưởng, có thể thu hoạch, tương ứng với quẻ Phong Địa Quan trong Kinh Dịch, gọi là tứ âm sinh; tuất – chỉ mọi vật đã suy diệt trở về đất hết sinh khí, tương ứng với quẻ Sơn Địa Bác, gọi là ngũ âm sinh; hợi – chỉ vạn vật ở dạng hạt, ẩn náu, chờ nảy mầm, tương ứng với quẻ Thuần Khôn trong Kinh Dịch, lúc này là âm cực gọi là lục âm sinh.
59
Chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một lược đồ vũ trụ có tính tổng quan (Theo mô hình của thuật tử vi sau này) để minh chứng thêm cho cách lập luận của mình:
Tỵ – thuộc âm, tháng tư, hành Hỏa, thuộc quẻ Tốn.
Đông Nam
Ngọ – thuộc dương, tháng năm, hành Hỏa, thuộc quẻ Ly.
chính Nam
Mùi – thuộc âm, tháng sáu, hành Thổ, thuộc quẻ Khôn.
Nam – Tây Nam
Thân – thuộc dương, tháng bảy, hành Kim, thuộc quẻ Khôn.
Tây Nam Thìn – thuộc dương,
tháng ba, hành Thổ, thuộc quẻ Tốn.
Đông - Đông Nam
Trung tâm thuộc hành Thổ
Dậu – thuộc âm, tháng tám, hành Kim, thuộc quẻ Đoài.
Chính Tây. Mão – thuộc âm, tháng
hai, hành Mộc, thuộc quẻ Chấn.
Chính Đông.
Tuất – thuộc dương, tháng chín, hành Thổ, quẻ Càn. Tây – Tây Bắc. Dần – thuộc dương, tháng giêng, hành Mộc, thuộc quẻ Cấn. Đông Bắc.
Sửu – thuộc âm, tháng 12, hành Thổ, thuộc quẻ Cấn.
Bắc - Đông Bắc
Tý – thuộc dương, tháng 11, hành Thủy, thuộc quẻ Khảm.
Chính Bắc
Hợi – thuộc âm, tháng 10, hành Thủy, thuộc quẻ Càn.
Tây Bắc
Sự qui đổi từ thời gian sang không gian và ngược lại không chỉ dùng cho tử vi mà các ngành dự báo khác như Hà lạc, Bát tự, Tử bình, Mai hoa, Dịch số, v.v. ứng dụng rất rộng rãi. Thí dụ: giờ ngọ, ngày ngọ, tháng ngọ, năm ngọ, nói chung là các yếu tố thuộc cung ngọ, các thông số thời gian này khi qui về không gian thì nó sẽ ứng với phương chính nam và thuộc hành hỏa. Trong trường hợp muốn qui đổi không gian về thời gian thì cũng trên cơ sở của hệ lôgíc này sẽ cho phép chúng ta thực hiện, thí dụ: nếu như ta biết đó là phương chính bắc thì tức là nó sẽ trùng với giờ tý, ngày tý, tháng tý, năm tý, nói chung là thuộc cung tý, thuộc quẻ Khảm và hành thuỷ.
60
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng thiên can và địa chi, trong một ý nghĩa nhất định nào đó là các giai đoạn của một tiến trình mùa vụ trong năm, theo trình tự xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm (thu hoạch), đông tàn. Lịch để phân chia thời gian của người Trung Quốc cổ có tác dụng rất lớn giúp cho con người trong sự canh tác mùa vụ cốc loại và các cây nông nghiệp khác.
Về sau này qua các thời kỳ phát triển khác nhau vấn đề thiên văn, lịch số (cách chia không gian và thời gian) đã được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn. Mặt khác, khi không gian và thời gian đã được âm dương– ngũ hành hóa và được khái quát thêm bằng một số khái niệm cụ thể cho phép con người thực hiện những suy luận theo các chiều ngược xuôi. Đây cũng là cơ sở cho hàng loạt các ngành chiêm tinh và dự báo về các hiện tượng của đời sống xã hội và tự nhiên. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi một hệ thống tri thức đa lĩnh vực và tương đối đồng nhất, ngoài ra đòi hỏi người sử dụng phải có một phương pháp phân tích và suy luận cũng như khả năng tổng hợp cao. Đây cũng là chỗ nhiều khi được các nhà chiêm tinh làm cho huyền bí thêm để những người có ít tri thức tin theo dẫn đến những mê tín dị đoan.
Điều quan trọng thứ nhất chúng ta rút ra được kết luận đó là: tư tưởng về sự thống nhất của thế giới vật chất đã được quán xuyến từ đầu chí cuối trong vũ trụ quan triết học Trung Quốc cổ đại. Chính vì cho rằng “vạn vật đồng nhất thể” nên hệ thống tri thức về vũ trụ và các qui luật vận động của nó đã đạt được những kết luận có giá trị khoa học và giá trị ứng dụng cao. Từ các học thuyết về vũ trụ (học thuyết âm dương – ngũ hành) nó đã trở thành phương pháp luận cho các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Chúng ta nhận thấy người Trung Quốc cổ bằng kinh nghiệm và năng lực phán đoán của mình đã qui giải sự phức tạp của vũ trụ và thế giới vật chất về các dạng vận động cơ bản, điều này bao hàm tất cả (kể cả không gian và thời gian cũng được qui về mẫu số chung này). Cho đến thế kỷ 20 này con người bằng các khám phá khoa học đã đi đến các kết luận: tất cả các dạng vật chất đều do hơn 90 loại nguyên tử tạo thành, các nguyên tử này tạo thành hơn 2 triệu phân tử, song 90 loại nguyên tử này lại chỉ do 6 loại hạt lepton và 6 loại hạt quac cấu tạo nên. Sự vận động của các hạt này tạo ra các loại trường
61
khác nhau (có 4 loại trường (lực); trường hấp dẫn, trường điện từ, trường hạt nhân mạnh và trường hạt nhân yếu). Nói cách khác, người ta có thể nhận ra vật chất qua quá trình vận động của nó dưới dạng vật thể hoặc dạng trường (năng lượng). Như vậy mặc dù thế giới vật chất khách quan (từ vô cơ đến hữu cơ) là hết sức đa dạng và phong phú song tất cả đều do các hạt cấu kết với nhau bởi lực của các trường cơ bản. Sự phong phú đa dạng này chỉ là cách thức kết cấu và tổ chức khác nhau mà ra. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng của triết học duy vật biện chứng. Nhìn trên tổng thể mà nói : khả năng ứng dụng và độ dung sai của lý thuyết âm dương –ngũ hành có sự tương đương với sự ứng dụng thực tiễn và độ dung sai của các khái quát lý luận cao nhất mang ý nghĩa triết học cua khoa học