Nguồn gốc con người và vấn đề thống nhất Thiên – Địa – Nhân

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 140 - 147)

Trong thực tế vấn đề nguồn gốc con người cho đến tận ngày nay cũng chưa có câu trả lời cuối cùng có sức thuyết phục. Do đó, vấn đề này có nhiều cách giải quyết, có cách giải quyết theo huyền sử và truyền thuyết, và có vẻ như mọi dân tộc trên thế giới đều thỏa mãn với truyền thuyết về nguồn gốc sinh ra của mình. Kitô giáo cho rằng con người do Chúa tạo ra và thổi linh hồn vào, người Trung Hoa cổ thì cho rằng con người do Tạo hóa (thợ Trời) tạo ra từ một khối hỗn độn bằng cách đục thông cho khối hỗn độn này chín cái lỗ thông ra trời đất (cửu khiếu) – hai mắt, hai mũi, hai tai, miệng, lỗ đái, và hậu môn. Thực ra không chỉ con người mới có cửu khiếu và tứ chi mà con người chỉ là loài đứng đầu tất cả mọi loài tứ chi, cửu khiếu. Kinh Thi viết: “Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc – trời sinh ra dân chúng có vật là có phép tắc”. Khổng Tử cũng nói: “trời sinh ra

138

các giống vật ắt nhân theo thể tài của từng giống vật mà thử thách, tôi luyện, cho nên cái gì vươn lên được thì vun đắp cho, cái gì xiêu vẹo thì lật bỏ đi – Thiên chi sinh vật, tất nhân kì tài nhi đốc yên, cố tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi”. Lão Tử cho rằng: “Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong đời có bốn thứ lớn mà người là một. Người bắt chước đất. Đất bắt chước trời. Trời bắt chước Đạo. Đạo bắt chước tự nhiên” (58. 91). Sau này Đổng Trọng Thư cũng nói rằng: “Trời đất và người là cái gốc của vạn vật. Trời sinh vạn vật, đất nuôi vạn vật, người làm thành vạn vật. Trời sinh vạn vật bằng hiếu đễ, đất nuôi vạn vật bằng ăn mặc, người hoàn thành bằng lễ nhạc”– Xuân thu phồn lộ.

Con người dù có nguồn gốc từ đâu không quan trọng vấn đề là ở chỗ trong triết học Trung Hoa cổ đã xác định được con người là một bộ phận của thế giới khách quan bị chi phối bởi các qui luật của thế giới khách quan ấy, cơ sở cho sự thống nhất giữa con người với thế giới khách quan là hai khí âm và dương. Theo nguyên lý của học thuyết âm dương và học thuyết ngũ hành, thuyết âm dương lấy Khí làm chính – Khí bản – do đó cái tạo thành vạn vật và con người trước tiên là do Khí âm và Khí dương. Mặt khác, vũ trụ được cấu thành bởi ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) vì vậy cơ thể của con người cũng được phân chia và cấu trúc theo nguyên tắc của ngũ hành. Trở lại nguyên tắc con người và vạn vật sinh ra từ Khí, sự khác nhau giữa con người với vạn vật được coi là sự khác nhau trong quá trình hợp thành của hai yếu tố khí âm và khí dương trong tự nhiên. Cỏ cây, vạn vật là sự bẩm thụ các loại sơ khí, phiên khí và tạp khí. Con người là sự bẩm thụ tinh khí của trời đất. Nhưng trong số con người nói chung không phải ai cũng giống ai mà tùy ở liều lượng trong đục khác nhau của tinh khí trong trời đất mà mỗi người có số mệnh, thọ yểu, phú quí, thông minh hay ngu độn một cách khác nhau. Trong tác phẩm “Nam càn Mạnh Tử thuyết”, Trương Thức viết: “Con người là tinh của trời đất, là cái đẹp của ngũ hành, sở dĩ trời đất, ngũ hành tạo ra được con người là vì không thể nào khác được. Nhưng nó đậu lại ở từng hình thể theo những mức độ khác nhau, sự trao gửi đó khác nhau về cương nhu, hoãn cấp (nhanh chậm). Biểu hiện hiểu biết ở kẻ sáng trí khác với biểu hiện đần

139

độn u muội ở kẻ dốt nát cũng đều cũng do cái tinh của họ chênh lệch. Cho đến cả thảo mộc cầm thú, cái tinh có ở mỗi loài cũng không đồng đều “

Thiên mở đầu trong sách “Hoài nam tử – tinh thần vấn” viết: “Thời cổ lúc chưa có trời đất chỉ có tượng mà lại vô hình, có cái nhị (hai) thần kỳ hỗn sinh, ngang dọc khắp trời đất, rồi mới phân biệt âm dương, chia thành tám cực, cương nhu tương thành, rồi muôn vật mới thành hình. Phiên khí thì thành sâu bọ, tinh khí thì thành con người. Cho nên tinh thần là cái có của trời, hài cốt là cái có của đất. Tinh thần thì nhập cửa ấy (trời) còn hài cốt thì lại trở về gốc ấy (đất) tinh thần thì bẩm thụ ở trời, còn hình thể thì bẩm thụ ở đất “

Như vậy chúng ta nhận thấy rằng sự nhất quán về mặt lôgíc trong tư duy triết học Trung Hoa cổ mặc dù có thể ở nhiều tác giả và lưu phái khác nhau, nhưng đều thống nhất ở điểm từ vũ trụ đến con người đều do khí âm dương hợp thành. Đây cũng là điểm để nhấn mạnh học thuyết âm dương không những chỉ là học thuyết về sự vận hành của vũ trụ mà còn là học thuyết về sự cấu thành của vạn vật trong vũ trụ và hơn nữa học thuyết này còn trở thành phương pháp luận cho các triển khai của tư duy triết học. Cũng trong sách “Hoài nam tử” khi phân tích về sự khác nhau của con người thì xu hướng phân tích gắn liền với các yếu tố của tự nhiên (trời, đất) và coi rằng đó là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của con người. Bởi bản thân tự nhiên vốn khác nhau cho nên người ta sinh ra ở đâu thì bẩm thụ thiên khí, địa khí cũng khác nhau. Chương “Địa hình huấn” có viết: “hình thế đất đai thể hiện hết lục hợp, tứ cực trong thế gian, tất cả địa hình theo đông tây gọi là vĩ, theo nam bắc gọi là kinh, núi là nơi tích đức, sông là nơi tích hình, chỗ cao là sống, chỗ thấp là chết, gò đồi là đực, hẻm vực là cái, nơi eo nước tròn thì có châu báu, nơi ngập góc vuông có ngọc ngà, nước trong có hoàng kim, xoáy sâu có ngọc anh, tùy nơi đất đai mà sinh ra các loài khác nhau. Cho nên nơi sơn cước có nhiều nam, nơi ao hồ, đầm lầy có nhiều nữ, nơi chướng khí có nhiều người u mê, nơi phong khí có nhiều người nghễnh ngãng, lâm khí hay ốm yếu, mộc khí nhiều người gù, khí hạn ngạn nhiều người phù, có khí đá sức lực nhiều, khí hiểm trở hay bị bướu. Nơi thử khí lắm người yểu, nơi hàn khí lắm người thọ, nơi cốc khí lắm người tê, nơi khưu khí lắm người cuồng, nới yểm khí

140

người có lòng nhân, nơi lăng khí người có tham, đất nhẹ người ham lợi, đất nặng người chậm, nước trong người tiếng nhỏ, nơi nước đục người tiếng to, nơi nước xiết người nhẹ cân, nơi nước chảy chậm người nặng cân, đất trung châu nhiều thánh nhân, tất cả đều tượng như khí ấy, tượng (như) loại ấy.” Ngoài sự khác nhau về địa hình, còn có sự khác nhau về phương hướng sống ở miền đông, tây, hoặc nam hoặc bắc ở nơi cao hay nơi thấp, nguồn nước sinh hoạt trong hay đục thì cũng dẫn đến sự khác nhau về tư chất. Cũng sách trên nói: “vậy là đất chắc người khỏe, đất xốp người phì, đất đen người to, đất cát người nhỏ, đất tươi tốt người đẹp, đất cằn người xấu. Loài sống ở vùng sông nước bơi giỏi chịu rét tốt, loài sống nơi đất cạn vô tâm mà khôn, loài sống vùng rừng cây khoẻ mạnh mà lanh, loài sống ở vùng đồng cỏ khỏe đi mà ngu, loài ăn lá thì trẻ lâu mà ngờ nghệch, loài ăn thịt hung hãn mà dũng mãnh, người ăn khí thì tính trầm sáng suốt mà trường thọ, người ăn ngũ cốc thì trí tuệ mà yểu, người không ăn không chết gọi là thần. Phàm con người, cầm thú, vạn vật, côn trùng mỗi loài đều có cái riêng cho sự sống của mình”. Điều dễ nhận thấy ở đây là khi bàn về con người hay vạn vật người Trung Hoa cổ luôn gắn nó trong môi trường sinh thái tự nhiên một cách chặt chẽ, có vẻ như từ thời đó, đã xuất hiện cách tư duy “địa triết học”. Thực tế, sự khác nhau của con người ở các khu vực địa lý vốn là cơ sở cho sự phân loại nhân chủng học mà sau này ở phương Tây phát triển thành một khoa học độc lập. Cách đặt vấn đề của triết học Trung Quốc cổ về con người bắt đầu từ nguồn gốc, sau đó là đến các yếu tố sinh học sau nữa đến yếu tố tinh thần và cuối cùng là vấn đề nhân cách xã hội của con người. ở vấn đề nhân cách xã hội của con người chúng tôi sẽ giành một mục riêng để trình bày cụ thể hơn.

Việc ứng dụng học thuyết ngũ hành vào giải quyết những vấn đề sinh học của con người cũng được các nhà triết học Trung Quốc cổ đưa đến những kết luận cần thiết và khá đầy đủ. Vũ trụ có ngũ hành thì con người có ngũ quan (thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác, xúc giác); người ta chia các bộ phận trong cơ thể của con người theo thuyết ngũ hành gọi là ngũ tạng (tâm, can, tì, phế, thận). Như vậy mỗi tạng trong cơ thể tương ứng với một hành: tâm (tim) tương ứng với hành hỏa, can (gan) tương ứng với hành mộc, tì (lá lách) tương ứng với hành thổ,

141

phế (phổi) tương ứng với hành kim, và thận tương ứng với hành thủy. Cũng như các hành, mỗi tạng lại có một tượng và các số tương ứng trong tám quẻ của Kinh Dịch, tạng tâm hành hỏa ứng với quẻ Ly, số của nó là 9 (theo Hậu thiên đồ); tạng thận hành thủy ứng với quẻ Khảm, số của nó là 1; tạng can hành mộc tương ứng với hai quẻ Chấn và Tốn - âm mộc và dương mộc, số của nó là 3 và 4; tạng tì thuộc hành thổ tương ứng với hai quẻ Cấn và Khôn – dương thổ, âm thổ – số của nó là 2 và 5, tạng phế thuộc hành kim tương ứng với hai quẻ Càn và Đoài – dương kim và âm kim – số của nó là 6 và 7. ở đây ta nhận thấy rằng việc người Trung Hoa cổ xây dựng lý thuyết về “tạng tượng” là mang ảnh hưởng rất rõ rệt của quan niệm tượng số trong Dịch học. Đây cũng là một quan niệm hết sức độc đáo, có tầm tư duy trừu tượng rất cao, và đây cũng là một trong những cơ sở cho các khoa học dự báo về con người (tử vi, tử bình, số hà lạc). Lão Tử cũng cho rằng “Dịch giả tượng dã – Dịch là tượng vậy”. Theo nghĩa thông thường “tượng” có nghĩa là hình tượng, là mô phỏng cái thực, là tương tự. Suy rộng ra những hiểu biết của con người cũng chỉ là những sự mô phỏng, bắt chước những cái có thực, những hiện tượng trong vũ trụ y như những quẻ hào trong Kinh Dịch vậy. Với quan niệm phân loại con người theo âm dương – ngũ hành cho phép ngành y học đi đến những chẩn trị theo luật thăng bằng âm dương, chế hóa ngũ hành. Lý thuyết này trong thực tế đã cho con người một phương pháp luận nhất quán cung cấp một cái nhìn có tính chỉnh thể thống nhất về tình trạng sinh học của con người. Cho đến tận ngày nay không ai có thể phủ nhận được những thành quả to lớn của y học Trung Quốc cổ truyền với các nguyên tắc trị liệu và xử lý dược liệu theo âm dương – ngũ hành. Người Trung Hoa cổ còn phát hiện ra mối liên hệ giữa nhịp điệu sinh học của con người với nhịp điệu của vũ trụ. Đây là sự thể hiện tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” đến cao độ. ở đây ta nhận thấy một điều, đối với khoa học hiện đại thì phương pháp chính là đi từ phân tích vi mô sau đó tiến hành qui nạp, tổng kết để đi đến những đánh giá chung, song đối với người Trung Quốc cổ thì phương pháp là ngược lại. Từ một khẳng định tổng quan của lý thuyết âm dương – ngũ hành sẽ dùng để triển khai suy luận chi tiết hóa cho từng bộ phận của các sự vật và hiện tượng. Theo nhịp điệu của vũ trụ trong một

142

ngày thì cơ thể con người ở từng bộ phận cũng có những khả năng hoạt động khác nhau, người ta nhận thấy chức năng của gan hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng ứng với hành mộc, quẻ Chấn và Tốn – từ 5 giờ sáng đến 10 giờ sáng; tim làm việc tốt nhất là giai đoạn giữa trưa ứng với hành hỏa, quẻ Ly – từ 11 đến 13 giờ trưa; lá lách hoạt động mạnh nhất vào lúc xế chiều ứng với hành thổ, quẻ Khôn – từ 13 giờ đến 15 giờ; phổi hoạt động tốt nhất lúc chiều tối ứng với hành kim, quẻ Đoài và Càn – từ 17 giờ đến 21 giờ; thận hoạt động tốt nhất vào nửa đêm, ứng với hành thủy, quẻ Khảm – từ 22 giờ đến 1 giờ sáng.

Việc vận dụng lý thuyết ngũ hành để xác định các chức năng trong cơ thể con người còn được thể hiện ở chỗ nêú như một người sinh ra theo các thông số (giờ, ngày, tháng, năm) – các thông số này cũng đã được âm dương – ngũ hành hóa – mà các thông số này phản ánh không đầy đủ âm dương và ngũ hành. Tức là người sinh ra bị thiếu một hành nào đó thì dẫn đến hiện tượng các bộ phận tương ứng với hành bị khuyết sẽ có vấn đề trục trặc. Sự khuyết hành của con người do điều kiện tiên thiên (bẩm sinh) là cơ sở cho sự chẩn đoán bệnh, đồng thời là cơ sở điều chỉnh trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục cho phù hợp với từng cơ thể con người. Mặt khác, người ta còn cho rằng những thông số thiên bẩm được qui về ngũ hành còn là cơ sở để phân bổ công việc cho phù hợp với khí chất của mỗi người. Thí dụ, đối với những người mà hành mộc vượng (chức năng gan mật tốt) thì có tính cách mưu lự, quyết đoán, hay giận dữ phù hợp với các công việc quân sự; người hành hỏa vượng (chức năng tim tốt) khí chất thần minh, vui vẻ phù hợp với những công việc giao tế ngoại giao; người hành thổ vượng (chức năng của lá lách tốt) thì hay lo lắng, tán thán nên làm những công việc thuộc lĩnh vực nghệ thuật và tình cảm; người hành kim vượng (chức năng phổi tốt) thì khí chất cứng cỏi, chi tiết nhưng hay buồn rầu phù hợp với những công việc tính toán khắt khe; người hành thủy vượng (chức năng thận tốt) tính cách khéo léo, cẩn thận phù hợp với những công việc tỉ mỉ, chi tiết, tinh vi.

Sự mô phỏng của cấu trúc con người theo mô hình vận hành của mặt trăng, mặt trời trong một năm cũng đã được người Trung Quốc cổ biết đến và chỉ ra một cách cụ thể. Một năm có 12 tháng thì con người có 12 vòng thực quản, một

143

năm có 24 tiết khí, thì con người có 24 đốt xương sống; về mặt thiên văn 4 chòm sao ở 4 phương với 28 sao (nhị thập bát tú) - được coi là những chòm định tinh liên quan trực tiếp đến trái đất – thì để hình thành một con người (từ lúc thụ thai cho đến khi sinh ra) cũng phải mất 280 ngày, như vậy cứ 10 ngày cơ thể con người bẩm thụ hết khí và tính chất của một sao trong 28 sao. Vì vậy, những trường hợp được sinh ra đủ 280 ngày coi là hoàn thiện, trước đó bị coi là sinh sớm và không hoàn thiện, vượt khỏi 280 ngày là ngoại lệ. Đổng Trọng Thư nói: “người có 360 đốt xương, số đó tương phù với số của trời; hình thể xương thịt của người hợp với hình thể dầy dặn của đất; trên có tai mắt sáng tỏ, đó là hình tượng của mặt trời, mặt trăng; thân thể có những lỗ hổng, gân mạch, đó là hình tượng của sông, hang “– (Xuân thu phồn lộ)

Tư tưởng Thiên - Địa – Nhân hợp nhất là tư tưởng chủ đạo không chỉ ở một học phái nhất định mà chúng ta còn gặp ở các lưu phái khác nhau. Trong tác phẩm nổi tiếng thời Xuân thu – Chiến quốc – Lã thị Xuân thu (truyền rằng do Lã Bất Vi chủ biên) – thứ tự trình bày của cuốn sách theo trình tự 12 tháng trong năm, đầu tiên là trình bày về Thiên thời sau đó là các hiện tượng của mặt đất, cuối cùng là các hành vi của con người (nhà vua) làm sao cho phù hợp với nhịp

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 140 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)