Tư tưởng pháp trị của Pháp gia

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 100 - 112)

Sự giải phóng các tầng lớp bình dân khỏi ách trực tiếp của các vua chúa và xu thế tập trung quyền lực ngày một mạnh mẽ khiến cho chế độ phong kiến phân quyền thời Xuân thu, Chiến quốc nhanh chóng đi đến sự sụp đổ. Khuynh hướng chính trị đi từ chính thể phong kiến phân quyền đến phong kiến tập quyền là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thay đổi đường lối chính

98

trị của một số chư hầu từ Lễ trị sang Pháp trị. Cũng cần phải nói ngay rằng, các đường lối chính trị thời Xuân thu, Chiến quốc không phải tuần tự kế nhau thống trị thiên hạ, mà, chúng đan xen vào nhau, thay chỗ cho nhau như là một cuộc đại thử nghiệm các lý thuyết xã hội, lúc thì phái này được trọng dụng phái kia thất thế, tuỳ thuộc vào bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Pháp gia cũng nằm trong tình hình này. Nói đến Pháp gia người ta nghĩ ngay đến Hàn Phi Tử, nhưng trên thực tế những người có công lao đặt nền móng cho tư tưởng Pháp gia phải kể đến: Lý Khôi (tác giả của bộ Pháp kinh gồm 32 chương, sách về pháp luật đầu tiên của Trung Quốc), Quản Trọng, Tử Sản, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Uởng... nhưng đáng tiếc, những bộ sách trước tác của các ông đã thất truyền. Người ta chỉ biết về tư tưởng của các ông thông qua các trước tác của tác gia khác. Hàn Phi Tử là người tập đại thành tư tưởng của các tác gia đó trên cơ sở phối hợp nhuần nhuyễn Nho và Đạo. Như vậy, nếu như ta coi Hàn Phi Tử là người hoàn chỉnh tư tưởng Pháp gia thì tư tưởng của Thương Ưởng, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Nho giáo, Đạo giáo là những tiền đề triết học giúp ông hoàn thiện học thuyết của mình. Cũng cần nói thêm, yếu tố “pháp”hay “hình” vốn là yếu tố có trong mọi thiết chế xã hội (Tính cưỡng chế bắt buộc- nếu không có nó xã hội không tồn tại). Cho nên nguồn gốc của Pháp gia cũng lâu đời như nguồn gốc nhà nước. Tuy vậy từ sự tồn tại của các yếu tố đến sự tồn tại và hiện thực hoá của cả một hệ thống lý thuyết là sự thay đổi về chất, đòi hỏi sự phát triển phải đạt đến một trình độ nhất định.

2.2.4.1 Quản Trọng (? - 685 TCN)

Quản Trọng là tướng quốc của nước Tề, người đã thực hiện đường lối Pháp trị đưa nước Tề trở thành quốc phú binh cường. Trong sách Quản Tử, ông đã đưa ra hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về pháp luật, tập trung ở một số điểm sau:

Thứ nhất, quyền lập pháp thuộc về nhà vua; quy tắc lập pháp phải lấy tính

99

Thứ hai, trước khi hành pháp phải công bố luật rõ ràng; thi hành phải nghiêm minh, tránh thay đổi nhiều; phải chí công vô tư, vua tôi sang hèn đều phải theo pháp luật; thưởng phạt nghiêm minh.

Thứ ba, chính sách cai trị phải dựa vào ý dân, dân muốn cái gì thì cấp cho

dân cái đó, dân không muốn cái gì thì trừ bỏ cái đó; đẩy mạnh công thương, giảm nhẹ thuế khoá, khuyến khích dân làm giàu.

Thứ ba, dùng người chú trọng tài năng, không phụ thuộc vào tầng lớp xuất

thân của họ; lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn điều cốt yếu trong nước mà người cầm quyền phải gắng sức giữ gìn.

2.2.4.2 Thân Bất Hại (385-337 TCN)

Thân Bất Hại là một Pháp gia điển hình, ông là người đề cao Hình danh

trong đường lối trị quốc, trong Sử Ký, Tư Mã Thiên cho biết: “ Học thuyết của Thân Tử gốc ở Hoàng Đế, Lão Tử, nhưng lấy việc hình danh là chủ” (106.335). Tư tưởng của ông được Hàn Phi Tử dẫn khá nhiều. Tập trung lại ở mấy điểm sau:

Thứ nhất, chỉ sự quy định của pháp mới có những tiêu chuẩn khách quan về

mọi quan hệ giữa những sự việc xã hội, về trật tự hành chính của nhà nước. Tính khách quan của của luật pháp là tiêu chuẩn để bảo vệ những quan hệ giữa người với người trong xã hội, bảo vệ trật tự chính trị và những hoạt động kinh tế. Quan điểm này trực tiếp chống lại quan điểm đức trị của Nho giáo, lấy ý chí đạo đức thuần tuý chủ quan của con người làm tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi giữa người với người trong xã hội.

Thứ hai, đạo làm vua phải lấy Thuật để cai trị quần thần: “ Các bậc vua xưa

kia, chỉ làm rất ít, nhưng gợi cho người ta làm thì nhiều. Gợi cho người ta làm đó là thuật của người làm vua. Tự tay làm đó là đạo của bề tôi ”; “ Thuật là nhân trách nhiệm mà giao chức quan, theo tên gọi mà yêu cầu sự thực. Năm lấy cái qyền cho sống và giết chết, hiểu rõ năng lực của bầy tôi, đó là điều nhà vua nắm lấy”(35.142).

100

2.2.4.3 Thận Đáo (370 - 290 TCN)

Về cơ bản, tư tưởng của Thận Đáo nhất trí với Thân Bất Hại. Ông cho rằng nhất thiết phải xây dựng nhà nước pháp quyền, chỉ có tính khách quan của luật pháp mới khắc phục được tính chủ quan trong những hành vi chính trị của kẻ cầm quyền. Nhưng khác với Thân Bất Hại, trong học thuyết Pháp trị, ông đề cao Thế. Thế được hiểu là địa vị, vị trí xã hội được xã hội thừa nhận của kẻ cai trị. Ông cũng là người được Hàn Phi Tử viện dẫn khá nhiều, nhờ vậy, chúng ta có thể hiểu tư tưởng chính của ông.Theo ông, pháp luật là yếu tố không thể thiếu, nó là công cụ hữu hiệu của kẻ cầm quyền, ông nói: pháp luật không hoàn hảo còn hơn không có pháp luật, vì nó có thể thống nhất được lòng người. Tuy pháp luật có vai trò quan trọng như vậy, nhưng nếu không có thế thì nó cũng mất hết ý nghĩa, và không thể thi hành được: “ Con rồng bay cưỡi mây, con rắn lượn bay trong sương mù. Mây tan, mù tạnh thì con rồng con rắn cũng chẳng khác gì con kiến vì đã mất chỗ dựa vào. Người hiền mà phải khuất phục kẻ hư hỏng, đó là vì quyền mình nhẹ, địa vị mình thấp. Người hư hỏng mà khuất phục được người hiền, đó là vì quyền cao, địa vị cao. Nghiêu mà là kẻ thất phu thì không cai quản được ba người, còn Kiệt làm thiên tử thì có thể làm loạn thiên hạ. Ta căn cứ vào đó thì biết cái thế và địa vị đủ để nhờ cậy, còn sự khôn ngoan sáng suốt không đủ cho ta hâm mộ. Ôi! Cái cung yếu nhưng cái tên bay cao là nhờ có sức gió đẩy nó. Mình là kẻ hư hỏng nhưng mệnh lệnh được thi hành là nhờ có đám đông giúp đỡ. Nghiêu khi làm kẻ thuộc hạ mà giáo dục thì dân chúng không nghe, nhưng đến khi quay mặt về hướng nam làm vương thiên hạ thì lệnh ban ra được thi hành, điều ngăn cấm bắt người ta phải thôi. Do đó mà xét thì tài giỏi khôn ngoan không đủ để làm cho dân chúng phục theo, mà cái thế và địa vị đủ làm cho người hiền giả phải khuất phục vậy.”(35.132 – 133). Thận Đáo đã chỉ ra mối quan hệ giữa pháp và thế, trong đó, thế đóng vai trò quyết định.

Một tư tưởng khác khá tiến bộ của Thận Đáo là tư tưởng về nhà nước tập quyền. Trong nhà nước tập quyền ấy: “Chính trị phải theo người trên, mệnh lệnh phải do vua ban”; quyền sống chết của mỗi cá nhân trong xã hội nằm trong tay

101

vua.Tuy vậy, quyền ấy phải căn cứ trên tiêu chuẩn Pháp luật khách quan đã được định sẵn. Và đến lượt nó pháp luật phải dựa vào ý chí của dân, lòng dân.

2.2.4.4 Thương Ưởng (390 - 338 TCN)

Thương Ưởng là một nhân vật lỗi lạc trong trường phái Pháp gia, học thuyết pháp trị đã đưa ông lên tới chức tướng quốc của nhà Tần, nhưng cũng chính học thuyết ấy đã góp phần quan trọng dẫn tới cái chết bi thảm của ông. Trước tác của ông để lại là cuốn Thương Quân thư, tuy nhiên, tác phẩm này không chắc đã do chính tay ông viết, mà có thể do một số tân khách của ông ghi lại, hoặc do người đời sau truy thuật lại. Nhưng những tư tưởng trong đó phù hợp với những hành vi, lời nói, quan điểm giai cấp của ông, do vậy, các học giả Trung Quốc nhất trí lấy tác phẩm này làm kinh điển của Thương Ưởng. Tư tưởng chính trị pháp quyền của Thương Ưởng có thể quy thành: “ Cai trị một nước có ba điểm: một là pháp luật, hai là lòng tin của dân, ba là quyền lực”.Cụ thể tư tưởng ấy như sau:

Thứ nhất, xác lập vị thế mỗi cá nhân trong xã hội thông qua phương thức

định phận - định rõ danh phận. Khi mỗi cá nhân ý thức được danh phận của mình rồi thì xã hội không loạn lạc: “Cho nên danh phận chưa quy định thì dù đến Nghiêu Thuấn, Vũ, Thang cũng đều như bọn người đuổi bắt thỏ mà thôi...Cho nên, bậc thánh vương tất phải làm ra pháp lệnh, đặt quan to, đặt quan nhỏ làm người kiểu mẫu cho thiên hạ cốt để quy định danh phận. Danh phận đã định rồi thì bọn đại gian trá cũng thành đáng tin cậy, dân đều trung hậu mà mỗi người đều biết tự cai trị lấy mình. Cho nên danh phận mà được quy định đó là cái đạo để tạo ra cái thế yên trị vậy; danh phận không được quy định đó là cái lối tạo ra thế loạn lạc”(56. 196). Thực chất của vấn đề này còn bao hàm một ý nghĩa lớn hơn, đó là xác lập vị trí, quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng tài sản của giai cấp địa chủ mới. Một trăm người đuổi theo một con thỏ không phải vì họ muốn chia con thỏ ra làm một trăm phần, mà chỉ là vì chưa có ai xác lập quyền sở hữu con thỏ đó. Ngược lại, ở chợ có rất nhiều thỏ được bán nhưng kẻ trộm không dám lấy vì quyền sở hữu đã được xác lập rồi. Mặt khác, định danh phận là sự đòi

102

hỏi quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi cá nhân trong xã hội. Tư tưởng này đi ngược lại với truyền thống lập pháp của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.

Thứ hai, đề cao hình phạt, xem hình phạt như một phương tiện cai trị hữu

hiệu. Do đó hình phạt phải thật nghiêm, tội nhẹ cũng phải dùng hình phạt nặng, dùng hình phạt để bỏ hình phạt. Ông lập luận: “Điều làm lợi cho dân trong thiên hạ không gì lớn bằng sự yên trị; mà yên trị không gì tốt bằng lập ra vua. Đạo lập ra vua không gì rộng khắp bằng làm cho pháp luật mạnh, điều cốt yếu làm cho pháp luật mạnh không gì cấp thiết bằng trừ bỏ bọn gian, cái gốc rễ của việc trừ bỏ bọn gian không gì sâu sắc bằng hình phạt cho nghiêm” (56.196); “ Nước đều có pháp luật nhưng đừng để cho pháp luật nhất thiết phải thi hành. Nước đều phải có luật pháp ngăn cấm bọn gian tà trộm cắp, nhưng đừng để cho những kẻ gian tà trộm cắp tất phải chịu pháp luật ấy. Bọn gian tà trộm cắp thì phải tử hình, nhưng sao cho bọn gian tà trộm cướp không bị hình phạt. Có hình phạt mà vẫn còn có gian tà trộm cướp là hình phạt không nghiêm. Hình phạt không nghiêm là giết kẻ không đáng tội giết, kẻ đáng tội giết lại không giết. Do đó, kẻ đáng tội hình phạt sẽ nhiều lên. Cho nên, người khéo cai trị thì phải trừng trị kẻ bất thiện và khen thưởng người thiện, vì thế không cần hình phạt mà dân vẫn thiện, đó là hình phạt nghiêm vậy. Hình phạt nghiêm, thì dân không dám làm điều gì tội lỗi. Thế là cả nước đều thiện.”(56.196-197). Theo quan niệm của Thương Ưởng sự trừng phạt sinh ra sức mạnh, sức mạnh sinh ra sự hùng cường, hùng cường sinh ra sự vĩ đại, sự vĩ đại làm cho mọi người phải run sợ, vĩ đại sinh đức hạnh, do đó đức hạnh bắt nguồn từ sự trừng phạt. Nếu làm cho hình phạt trở nên nghiêm khắc, thiết lập chế độ liên đới trách nhiệm tội phạm thì sẽ không ai dám thử nghiệm với sức mạnh của pháp luật.

Thứ ba, xác lập chế độ chuyên chế trung ương tập quyền, tất cả mọi quyền,

thuật, thế, pháp, số đều nằm trong tay vua. Ông nói: quyền lực là cái nhà vua được nắm một mình... Nhà vua một mình nắm lấy quyền lực thì sẽ có uy thế; Người quân tử nắm quyền thống nhất là để đặt ra phương sách tiến hành cai trị. Vua sáng suốt dựa vào luật pháp chứ không dựa vào sự thông thái. Nếu ông ta từ

103

bỏ pháp luật, đề cao tri thức, thì nhân dân sẽ từ bỏ công việc của mình mà chạy theo danh vọng.

Thứ tư, luật pháp phải được công bố rộng khắp và có tính ổn định lâu dài,

khi đã được chế định thì không được phép bàn lại, chỉ được phép thi hành. Đó là cơ sở để lấy lòng tin của dân, và ngược lại, lòng tin của dân cũng là cơ sở cho luật pháp. Trong Sử Ký, Tư Mã Thiên đã chép truyện Thương Ưởng chuyển gỗ để xây dựng lòng tin của dân. Lòng tin của dân được củng cố bằng sự thưởng phạt phân minh và danh lợi. Theo Thương Ưởng, khát vọng về sự giàu có và danh vọng chỉ mất đi khi con người ta không còn thở, nó giống như nước luôn chảy chỗ trũng. Do đó, những người dân sẽ làm tất cả những gì nhà vua muốn nếu điều đó hứa hẹn lợi lộc cho họ.

2.2.4.5 Hàn Phi (? - 232 TCN)

Hàn Phi là học trò của Tuân Tử, cho nên ông kế thừa thuyết tính ác từ thầy của mình. Tuy nhiên, khác với thầy, trong đường lối cai trị Hàn Phi không khuyên các nhà cầm quyền dùng đức để giáo hoá dân, mà ông chủ trương dùng pháp luật để hạn chế tính ác trong mỗi con người. Với ông, luật pháp là phương thức cai trị duy nhất và tất yếu để cai trị thành công quốc gia. Trong học thuyết của Hàn Phi tất nhiên phải kể tới các tiền đề pháp học đã nêu ở phần trên, còn có hai điểm quan trọng mà ông kế thừa của Nho gia đó là thuyết tính ácthuyết

chính danh. Ngoài ra, ông còn kế thừa thuyết vô vi nhi trị của Đạo gia. Dưới đây

là một số dẫn chứng:

- “Cái đạo bất biến của việc cai trị là lấy cái danh làm đầu. Cái danh đã chính thì sự vật được xác định. Cái danh mà thiên lệch thì sự vật thay đổi...Cho nên bậc thánh nắm lấy cái duy nhất và giữ yên tĩnh, khiến cái danh tự nó ra lệnh...Nhà vua lấy cái danh để đề cử họ. Nếu không biết cái danh thì theo dõi cái hình (tình hình thực tế). Nếu cái danh và cái

hình đã phù hợp nhau thì kết quả tự nó đến...”(35. 55).

- “Nhà vua căn cứ vào lời nói mà giao công việc, rồi căn cứ vào công việc mà xét kết quả. Nếu kết quả phù hợp với việc làm, việc làm phù

104

hợp với lời nói thì thưởng. Nếu kết quả không phù hợp với việc làm, việc làm không phù hợp với lời nói thì phạt...Họ bị phạt vì kết quả

không phù hợp với tên gọi của nó.” (35. 52).

- “ Nói chung, thích điều lợi và tìm nó, ghét điều hại mà tránh nó, đó là tình cảm của con người.” (35. 100)

- “ Trời có cái lẽ tự nhiên của nó, con người có cái lẽ tự nhiên của nó...Cho nên phải bỏ cái quá đáng, cái thái quá, thì thân mình khỏi bị hại...Cái quyền không nên lộ ra, bản chất nó là vô vi. Công việc làm ở bốn phương nhưng then chốt là ở trung ương. Bậc thánh nhân nắm lấy cái chủ yếu, bốn phương đến phục dịch. Mình hư tâm đối xử, người ta tự do thi hành. Bốn biển đã đầy đủ, do âm mà thấy dương, những người chung quanh đã xác lập xong, mở cửa để đón tiếp. Không thay không đổi, nắm lấy hai cái (hình và danh) để xét, xét mãi không thôi. Đó là cách cai trị đúng đắn vậy. Nói chung, sự vật đều có chỗ thích hợp của nó, của cải đều có chỗ dùng của nó, mỗi người đều vào chỗ đúng của

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)