Tính biện chứng trong tư tưởng kinh tế, chính trị của Binh gia

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 128 - 130)

Sau khi trình bày những tư tưởng triết học chính trị, kinh tế của các trường phái triết học tiên Tần, chúng tôi muốn dành phần cuối của chương Xã hội quan

này để trình bày về Binh gia, một trường phái lớn cũng được sinh ra trong thời đại này. Sự tồn tại của Binh gia kéo dài rất lâu trong lịch sử Trung Quốc, không triều đại nào không có nhà viết sách võ hoặc chú giải sách võ. Cho đến ngày nay, còn khá nhiều những tư tưởng của phái này được vận dụng không chỉ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng mà nó còn được vận dụng trong chính trị, kinh tế, quản lý xã hội...Binh gia có ảnh hưởng khá sâu sắc đến lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam. Chúng ta có hai bộ Võ kinh được lịch sử nhắc đến là: Binh thư yếu lược

126

không phải do một mình Trần Quốc Tuấn viết, mà cũng không phải do một triều đại nhà Trần viết, mà do rất nhiều thế hệ những người yêu thích, và hiểu biết về Võ học viết; Bộ Hổ trướng khu cơ do Đào Duy Từ biên soạn để dạy cho sĩ tốt xứ Đàng trong, bộ này còn khá nguyên vẹn, và thiên về thực hành. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của Binh gia. Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm nghiên cứu đến Võ học, chính Bác là người đã dịch bộ Binh pháp Tôn Tử ra tiếng Việt để dạy các cán bộ và sĩ quan. Bác nhận xét: “ Ngày nay, chẳng những trường học Trung Quốc, mà những trường học quân sự các nước cũng lấy phép này làm gốc và ra sức nghiên cứu. Vì phép Tôn Tử tuy đã lâu đời, nhưng nguyên tắc đến nay vẫn là rất đúng. Nguyên tắc của Tôn Tử chẳng những dùng về quân sự đúng, mà dùng về chính trị cũng rất hay.” (62. 513).

Tư tưởng của Binh gia thì phong phú, đề cập đến rất nhiều vấn đề, trong khuôn khổ chương II của luận án này, chúng tôi chỉ giới hạn việc nghiên cứu của mình ở lĩnh vực kinh tế, chính trị mà thôi, cụ thể là nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa chiến tranh và kinh tế, giữa chiến tranh và chính trị. Thực ra thật khó có thể tách rời một cách rành rọt hai vấn đề này với nhau, nhưng để tiện cho việc nghiên cứu chúng tôi tạm chia ra như vậy. Tư liệu cho phần này chúng tôi căn cứ vào năm tác phẩm kinh điển của năm Binh gia thời nhà Chu là: Tôn Tử

binh pháp của Tôn Tử, Ngô Tử binh pháp của Ngô Khởi, Tư Mã binh pháp của

Nhương Thư, Uất Liễu Tử của Uất Liễu, Lục thao của Khương Thượng.

Có thể nói mà không sợ sai rằng chính Binh gia đã làm cho những học thuyết như Nho, Pháp, Đạo... trở nên sinh động, đầy sức sống. Bởi lẽ, tất cả các tác giả của phái này đều là những nhà hoạt động thực tiễn, đích thân họ là những người tướng cầm quân, là những chính trị gia lỗi lạc, Tôn Tử là tướng quốc của Ngô vương Hạp Lư, Ngô Khởi làm tướng nước Lỗ, tể tướng nước Sở..., Nhương Thư làm đại tư mã của Tề Cảnh công...Họ căn cứ trên những học thuyết của bách gia, của thực tiễn lịch sử, của những cuộc chiến tranh do đích thân họ tiến hành để xây dựng nên học thuyết của mình. Sách Binh thư yếu lược có đoạn luận thế này: “ Cho nên Binh gia với Hình gia (Pháp gia) và Danh gia phối hợp nhau...Hình gia và Danh gia không cần kiêm làm Binh gia, nhưng Binh gia thì

127

phải kiệm làm Hình gia và Danh gia; Âm dương gia thì không cần kiêm làm Binh gia, nhưng Binh gia thì phải kiêm làm Âm dương gia.” (112. 37). Trong tư tưởng của Binh gia chúng ta có thể tìm thấy những dấu ấn tư tưởng của Bách gia, nhưng nhiều hơn cả phải kể đến Nho gia, Đạo gia, đặc biệt là Pháp gia. ở đây chúng tôi không có ý cho rằng Binh gia kế thừa và tổng hợp Bách gia, trên thực tế, bối cảnh chung xã hội Trung Quốc bấy giờ là điều kiện tốt nhất cho sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các trường phái triết học. Bối cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng đòi hỏi các nhà chính trị có những công cụ tư tưởng sát với thực tiễn nhất, do đó cũng phạm trù nhân, hay lễ của Nho giáo trong Binh gia đã được cải biến đi khá nhiều: “ truy kích giặc không quá trăm bước, lui binh không quá ba mươi dặm. Đó là làm sáng tỏ điều lễ. Không ép giặc thua trận đến mức không có lối thoát mà tỏ lòng xót thương. Đó là làm sáng tỏ điều nhân.” (82.142); Hoặc mệnh đề: “Giàu sang mà không phạm pháp là nhân, cao quý mà không kiêu căng là nghĩa.” (82. 289).

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)