Việc thám hiểm về tương lai của con người hay gọi là dự báo về số phận của con người là một sự tò mò vĩnh cửu đi theo sự tồn tại của nhân loại. Các dân tộc ở các nền văn minh khác nhau trên thế giới đều có vấn đề này. Ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã tò mò về chính số phận của mình. ở những giai đoạn đầu điều rõ ràng người ta nhận thấy sự mỏng manh sự phụ thuộc của con người vào các lực lượng siêu nhiên là quá lớn. Chính vì vậy xu hướng thần thánh hóa các lực lượng tự nhiên tìm kiếm những lời giải thích có tínhh siêu nhiên là điều dễ hiểu. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học dần dần người ta đi đến những phương pháp có tính khoa học hơn. Trong các xã hội cổ đại của loài người, các tăng lữ, thầy cúng, thày bói sử dụng những phương pháp có tính ma thuật để giải quyết vấn đề này - điều này cho đến nay vẫn tồn tại ở rmột số các dân tộc lạc hậu dưới dạng các phong tục tập quán có tính mê tín. Là một quốc gia xuất hiện từ rất sớm, người Trung Quốc cổ trước đây đã sử dụng một số phương pháp bói toán mà người ta gọi là “bốc”, “phệ”- bốc là sự bói toán dựa vào những mảnh xương thú hoặc mai rùa, trên đó ghi các ký hiệu sau đó bôi mực hơ nóng nhìn các vết nứt trên các mảnh xương để luận đoán; phệ là sử dụng cỏ thi (một loại linh thảo) sắp xếp, đảo lộn theo những trình tự nhất định căn cứ vào các kết quả ngẫu nhiên này để luận đoán – trong các triều đình cổ đại có hẳn một chức quan riêng phụ trách việc này gọi là quan thái bốc, vị quan này có trách nhiệm quan sát thiên tượng bảo quản các phương tiện bói toán để những khi có việc thì sử dụng đến. Kinh Thư chép rằng khi có công việc nhà vua không tự quyết được thì mang ra bàn bạc với bá quan văn võ trong triều, nếu vẫn không quyết định được thì phải sử dụng đến quan thái bốc. Muốn vậy nhà vua phải trai giới (tắm gội, ăn chay, kiêng cữ) sau đó quan thái bốc sẽ tiến hành những nghi lễ
152
cúng tế để tìm hiểu những bí mật của quỉ thần. Như vậy các thuật chiêm bốc (bói toán) thời cổ đại có lẽ trước hết tồn tại trong các triều đình. Sau đó thông qua sự quan sát, rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đúc rút ra các học thuyết (âm dương, bát quái, ngũ hành). Đến mức này thì các phương pháp chiêm bốc bắt đầu được phổ biến và đi vào đời sống dân gian. Trong thực tế cái gọi là khoa học dự báo của người Trung Quốc bao hàm một phổ rộng trong đó gồm: thiên văn học, địa lý học, chiêm tinh học, nhân tướng học... ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một số các phương pháp mà người Trung Hoa cổ dùng để dự báo cho thân phận của con người. Với quan niệm con người là một vũ trụ thu nhỏ (sự mô phỏng theo cấu trúc, sự mô phỏng các qui luật) người ta đã “mã hóa” các quan hệ xã hội của con người, trên cơ sở qui luật vận động của âm dương và ngũ hành để luận đoán cho từng con người. Thời cổ đại đã có một số các phương pháp luận đoán sau: xem tướng người, xem các công việc và số phận của con người bằng các quẻ trong Kinh Dịch. Về sau này ở các thời đại Đường, Tống người ta còn phát triển thêm một số các phương pháp khác như: tử vi, tử bình, tướng chữ viết, v.v. Các thuật bói toán ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau và cũng theo những phương pháp khác nhau. Truyền thuyết cho rằng Phục Hy là người đầu tiên đưa ra một số cách bói toán. Có lẽ một trong những phương pháp mà người Trung Hoa cổ sử dụng đầu tiên là dựa vào việc quan sát xương của các loại thú như xem xương gà, chân gà, xương bò, mai rùa, vỏ hến (lãi bốc). Các phương pháp này chủ yếu dựa vào các đường rạn nứt, các vệt huyết, màu sắc theo các mùa để luận đoán, các phương pháp này đến hiện nay đã mai một nhiều vì đã có các phương pháp khác phức tạp và tiện dụng hơn thay thế. Ngoài những phương pháp trên, người Trung Hoa cổ còn sử dụng cầu mộng, người xưa cho rằng trước khi làm một việc gì trọng đại phải tham khảo được sự mách bảo của quỉ thần. Muốn vậy đương sự phải trai giới rồi đến một địa điểm nào đó (thường là những nơi cúng tế) cúng lễ, sau đó ngủ lại và chờ mộng. Thuật này được truyền lại cho hậu thế bằng một cuốn sách có các hướng dẫn gọi là “chiêm mộng kinh” trong đó có sẵn những lời giải khác nhau cho các loại mộng mà đương sự mộng thấy.
153
Có lẽ phương pháp xem tướng người là một phương pháp đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại, ngày càng được bổ sung, hoàn thiện cho đến tận ngày nay. Phương pháp này chủ yếu chỉ xem cho một con người cụ thể với tất cả những động thái, những biểu hiện mà con người đó có. Nó là một sự tổng hợp rất cao vì vậy được chia thành nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhau: trước hết là diện tướng
(tướng mặt) phép này căn cứ theo sự cấu tạo của bộ mặt con người mắt, mũi, mồm, trán, tóc, tai để luận đoán; hình tướng (hình dạng của một con người) gồm: sự cao thấp, gầy béo, độ dài ngắn của các bộ phận (chân, tay, đầu, mình) để luận đoán; hành tướng (tướng đi) dựa vào dáng đi của con người để luận đoán; thanh tướng (giọng nói) dựa vào độ vang của âm sắc trong giọng nói để luận đoán; ngoài ra tướng thuật còn có các môn: toạ tướng (tướng ngồi), ngọa tướng (tướng nằm) v.v. Vượt lên trên hết là thuật đòi hỏi một cảm quan nhạy bén đó là thần
tướng (khí sắc của con người). Thần tướng coi trọng những yếu tố của tinh thần
được hội tụ trong con người thể hiện ra bằng các sắc thái mà người ta chỉ cảm được trên cơ sở học tập và nghiên cứu sâu sắc. Điều đáng nói ở đây là tất cả các thuật chiêm bốc dự báo cho số phận của con người về cơ bản đều dựa vào nền tảng và phương pháp luận của học thuyết âm dương – ngũ hành và bát quái.
Phương pháp chiêm bốc được dùng lâu nhất nhiều nhất và được coi là có độ tin cậy cao nhất là phương pháp “bói Dịch”. Bằng nhiều cách khác nhau người ta lập được một quẻ (gồm những vạch liền và đứt khác nhau) sau đó dựa vào những lời giải thích và cắt nghĩa trong bộ Kinh Dịch để quyết đoán sự việc. Để vận dụng được phương pháp này những người đứng ra “xem” cho người khác phải có một học vấn tổng hợp uyên bác. Bói Dịch cho phép dự báo nhiều sự việc, nhiều trạng thái lớn nhỏ khác nhau. Trong tác phẩm Kinh Thư người ta vẫn còn gặp những phần ghi chép liên quan đến việc bói toán (chủ yếu là bói Dịch) bên cạnh những sự kiện quan trọng khác của đời sống xã hội.
Việc bói toán trong xã hội Trung Quốc cổ đại và thậm chí về sau này đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống tinh thần của người Trung Quốc. ở đây không bao hàm ý đó là sự bất lực của con người trước các lực lượng thiên nhiên, theo nhãn quan của triết học duy vật người ta thường xếp hiện tượng này là
154
mang tính mê tín, dị đoan. Theo chúng tôi việc kết luận một hiện tượng nào đó trước tiên cần phải có sự đầu tư tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về lĩnh vực ấy, ngay cả khi có kết luận thì những kết luận đó có thể cũng tồn tại như là một giả thuyết. Theo giáo sư Phùng Hữu Lan ở Trung Quốc triết học giữ vai trò như là một yếu tố nâng cao tinh thần, người Trung Quốc tìm hiểu triết học giống như người phương Tây đến với tôn giáo. Vì vậy bản thân các thuật chiêm bốc cũng đã bao hàm ý “củng cố tinh thần” - tất nhiên cũng không loại trừ trong một số trường hợp thì có hiệu ứng ngược lại.