Mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 130 - 134)

Trước bối cảnh xã hội hàng trăm năm chiến tranh liên miên nhằm tranh

quyền đoạt lợi, trước cảnh điêu tàn của đạo đức, của kinh tế các Binh gia đều cho rằng chiến tranh là việc bất đắc dĩ, chiến tranh là để làm sáng tỏ điều nghĩa, làm cho trăm họ ấm no hơn. Tôn Tử viết: “ Việc binh là việc lớn của quốc gia. Nó quan hệ đến việc sống chết của dân, việc mất còn của đất nước, vua không thể không xét kỹ.”(109.17); “ Vua không nên vì giận mà dấy binh. Tướng không nên vì hờn mà gây chiến. Thấy lợi thì tấn công, không thấy thuận lợi thì dừng lại. Hết giận thì có thể vui, hết hờn thì có thể mừng. Mất nước không thể tìm lại.

Người chết không thể sống lại. Cho nên vị vua sáng suốt phải suy xét thận trọng,

vị tướng tài giỏi nên tự răn mình. Đó là nguyên tắc giữ nước, giữ vẹn ba quân.” (109.74). Theo Ngô Tử, có năm nguyên nhân để phát động chiến tranh: “ Một là tranh danh, hai là tranh lợi, ba là thù oán, bốn là nội loạn, năm là mất mùa đói kém.” Uất Liễu Tử viết: “ Việc binh là việc dữ, tranh giành là trái đạo đức, tướng suý là tử quan (thần chết) bất đắc dĩ mới nên dùng đến.”; “ Dấy binh là để trừ bạo và tiêu diệt kẻ bất nghĩa.”. Quan niệm về chiến tranh của các binh gia là làm

128

sáng tỏ đạo làm người, sáng tỏ điều nghĩa: “ Việc binh là việc hệ trọng. Tranh giành là trái với đạo đức. Sự việc đều có gốc, cho nên bậc đế vương lấy việc diệt bạo loạn và lập nhân nghĩa làm gốc.”

Ngoài ý nghĩa xuyên suốt đó, việc tiến hành chiến tranh còn nhằm mục đích bảo vệ an ninh, quốc phòng, ổn định quốc gia. Đặc biệt, gây chiến tranh cũng là hình thức bảo vệ đất nước, chấm dứt chiến tranh: “ Giết người mà trấn an được lòng người thì có thể giết; Đánh nước người mà thương dân người thì có thể đánh; Dùng chiến tranh để chấm dứt chiến tranh thì có thể gây chiến.” (109.133). Dùng chiến tranh để ngăn chặn lòng tham, đảm bảo cho muôn dân ấm no, người cày có ruộng.

Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào người chịu nhiều thiệt thòi mất mát nhất là người dân, cho nên, các binh gia chủ trương không sát hại dân lành, thậm chí còn vỗ về dân đối phương để nêu cao chính nghĩa: “ Binh kéo đến đâu, nhà nông không rời đồng ruộng, thương gia không rời chỗ buôn bán, đại phu không rời văn phòng... cho nên, dấy binh không đổ máu mà thiên hạ đều yên.”(109. 211). Theo họ, dân yên là nguồn gốc của thịnh trị, muốn cho dân thịnh trị thì phải có một chính quyền tốt, một chính quyền tốt là chính quyền đặt quyền lợi của trăm họ lên trên hết, khi chính quyền đặt quyền lợi của trăm họ lên trên hết thì trăm họ sẵn sàng vì chính quyền ấy mà đoàn kết nhau lại để bảo vệ chính quyền: “ Dân chúng biết vua yêu quý tính mạng họ, xót thương trước cái chết của họ, khi gặp hoạn nạn thì binh sĩ sẽ thấy hăng hái tiến lên lấy cái chết là vinh, thoái lui là nhục.”(109.88); “ Làm lợi cho thiên hạ thì thiên hạ chào đón, làm hại thiên hạ thì thiên hạ chối từ. Thiên hạ không phải của một người, thiên hạ là của cả thiên hạ... Không lấy của dân thì chiếm được dân, không lấy của nước thì chiếm được nước, không lấy của thiên hạ thì chiếm được cả thiên hạ.”(109.311). Khương Tử Nha cũng nói: “ Chung quyền lợi với thiên hạ thì được thiên hạ, chiếm quyền lợi của thiên hạ thì mất thiên hạ. Trời có thời đất có của, cùng hưởng với người là nhân. Nhân ở đâu thì thiên hạ theo về đấy.”

Theo quan điểm của các Binh gia, chiến tranh là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, lực lượng chính tham gia chiến tranh là dân. Do vậy, các Binh gia đặc

129

biệt nhấn mạnh với các bậc vua, chúa và tướng cầm quân phải chú trọng đến đời sống của dân. Tôn Tử nói:“Đạo là khiến dân đồng lòng với bề trên, nguyện cùng nhau chết sống.”(109.18); “Phàm việc chiến đấu, trước tiên phải củng cố quần chúng...”(82.149). Để tập hợp quần chúng tham gia vào sự nghiệp chung của đất nước, cần giáo dục dân lễ, nghĩa. Những chuẩn mực đạo đức sẽ khiến cho dân biết liêm sỉ, có liêm sỉ sẽ có sức mạnh: “ Phàm cai trị quốc gia và quân đội phải dùng lễ, dùng nghĩa để giáo dục dân, khiến họ biết tự trọng. Khi con người biết tự trọng, có lực lượng mạnh sẽ thắng, có lực lượng ít sẽ biết phòng thủ.”(82. 89). Dân có giàu thì nước mới mạnh: “ Dân yên sống với ruộng vườn, thương yêu chính quyền, thì phòng thủ kiên cố. Trăm họ ủng hộ vua mình tốt và chống lại các nước lân bang thù địch thì đánh sẽ thắng.”(82.93). Khương Tử Nha cho rằng đạo lớn để trị quốc là thương dân. Thương dân là lo cho dân có công ăn, việc làm, có ruộng đất để trồng trọt, giảm nhẹ hình phạt, thu nhẹ tô thuế, không xa hoa lãng phí tiền của của dân, quan lại thanh liêm, người hiền được giúp nước. Người trị nước chăm sóc dân như con, như anh thương em, thấy dân đói rét thì lo, thấy dân khó nhọc thì buồn, thưởng phạt như chính mình phải chịu, thu thuế như chính mình phải đóng. Bên cạnh việc thương dân, cũng cần xây dựng một nền pháp luật vững chắc và minh bạch để gìn giữ trật tự quốc gia, để người lương thiện yên tâm làm ăn sinh sống, nền pháp luật phải vì dân: “ Phải nhân theo đời sống của dân mà đặt ra pháp chế.”(82.193). Pháp luật có hiệu lực còn có tác dụng bảo vệ thành quả của chiến tranh, ngược lại chỉ càng làm tổn hại đến đời sống của dân: “ Được đất đai mà nước càng ngày càng nghèo. Đó là vì pháp chế trong nước không được thi hành.” (82.188). Khi luật pháp đủ mạnh, khí giới, lương thực đầy đủ, dân chúng hăng hái chiến đấu thì không cần chiến cũng thắng. Uất Liễu Tử cho rằng đó là dùng uy để thắng. Tôn Tử nói: “ Người giỏi dùng binh thường lo rèn luyện đạo đức, tăng cường đoàn kết, gìn giữ pháp luật, cho nên, họ có thể làm chủ thắng bại.”(109.32).

Một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc trị an đất nước, chiến thắng nơi chiến trường đó là vấn đề con người, người hiền tài, người tướng cầm quân. Về cơ bản, những tiêu chuẩn của người tướng cầm quân giống với tiêu

130

chuẩn người quân tử của Nho gia, tức là cũng phải đủ những phẩm chất: nhân, lễ, trí, tín, dũng... Người tướng cầm quân còn là người nắm được cả pháp, thuật, thế, nắm được cả sự vận hành của trời đất, bốn mùa...Các Binh gia quan niệm người tướng cầm quân phải chịu trách nhiệm về tính mệnh của hàng vạn binh sĩ, về sự tồn vong của đất nước, cho nên hơn ai hết người tài của đất nước phải được coi trọng nhất: “ Đã là tướng cầm quân thì trên không có trời, dưới không có đất, phía sau không có vua, phía trước không có địch...thiên hạ đều kính phục.”(109. 214). Hầu hết các Binh gia đều nhấn mạnh đến vấn đề này. Khương Tử Nha còn dành trọn hai chương: Thượng hiền, Cửhiền viết về việc trọng dụng người tài. Uất Liễu Tử viết: “Dùng người hiền tài thì đời nào cũng phải có, như

thế mới có lợi cho đất nước...Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng

nhân hoà. Người xưa rất cẩn trọng về nhân sự”.

Chính sách quốc phòng của các Binh gia gồm hai mặt cơ bản: thứ nhất: làm cho quốc phú, binh cường; nội bộ nhân dân, tướng sĩ đoàn kết: “ Quốc gia thống nhất là thắng. Lực lượng phân chia là yếu.”(109.198).. Trong đó, yếu tố nội lực đặc biệt quan trọng, vua là người trực tiếp nắm quyền nhiếp chính, quân đội là của riêng: “ Không mượn người nhiếp chính. Mượn người nhiếp chính sẽ mất quyền hành...Không mượn nhân tài, vũ khí của người. Mượn nhân tài và vũ khí của người thì sẽ bị hại, không giữ tròn quyền nhiếp chính của mình.”(109. 290 – 292); thứ hai: làm suy yếu đối phương, làm suy yếu đối phương cũng là cách phòng thủ tốt. Khương Thượng đưa ra 12 bước tiến hành phá rối chính trị nội bộ đối phương như: ly gián, tiêu diệt trung thần bằng cách mua chuộng cận thần, cho hưởng lạc để làm tiêu tan ý chí chiến đấu, hối lộ để: “ở trong nước mà lòng hướng ra ngoài thì nước sẽ đại bại.”; dùng mê tín dị đoan để lung lạc quần chúng nhân dân, cài gián điệp vào để thu thập tin tức, lấy nhân nghĩa, tiền bạc để thu hút nhân tài đối phương... Khi nước đối phương suy yếu thì chỉ cần một trận đánh là làm chủ nước đối phương. Thực chất đây là cuộc chiến không có khói súng, là hình thức diễn biến hoà bình. Tôn Tử cho rằng: “ Một quân đội mạnh khi đánh một nước lón thì làm cho quân dân nước ấy không thể tập hợp lại được, sự uy hiếp ấy làm cho đồng minh của nó không dám kết giao với nó.”(109.69).

131

Bên cạnh việc tự phát triển nội lực, các Binh gia còn đưa ra chính sách ngoại giao mềm dẻo với các quốc gia láng giềng, coi đó như là phên dậu để ngăn ngừa những kẻ thù mạnh hơn mà nếu chỉ một trong các quốc gia đơn phương chống cự thì sẽ không được: “ Dùng đất đai để xếp đặt thế đất cho chư hầu; dùng pháp lệnh để quản lý các chư hầu; dùng lễ tín để kết thân với chư hầu; dùng tài sức để thuyết phục chư hầu, dùng mưu kế để ràng buộc chư hầu; dùng binh lực để khuất phục chư hầu.”(109.139). Đây là chiến lược phòng thủ theo khu vực, mang tầm chính trị quốc tế. Tư tưởng về khối EU, ASEAN... phải chăng là kế thừa tư tưởng này? Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, tất cả các nước đều đặt quyền lợi quốc gia mình lên trên hết, nếu không sẽ là kẻ ngây thơ về chính trị: “ nếu không biết được mưu kế của các nước thì không thể dự tính việc kết giao.” (109.69).

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)