Trong thời đại có quá nhiều sự đảo lộn, thay đổi đặc biệt là những cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực và đất đai giữa các nước chư hầu, các thế lực xã hội, hơn bao giờ hết số phận của con người hết sức bấp bênh, số phận của nhân dân lao động còn khổ cực hơn. Dường như lúc này xã hội Trung Quốc phát triển trong không khí sục sôi nhuốm vẻ hoang tàn. Đứng trước tình hình đó, các triết gia đi đến các triết lý về cuộc sống của con người một cách khác nhau. Nhìn chung biểu hiện trong các thái độ: thứ nhất, nỗ lực phấn đấu cống hiến cho đời (nhập thế); thứ hai, là sống vô vi thản nhiên theo lẽ tự nhiên không làm gì cho đời (xuất thế); thứ ba, là sống với đời bằng lòng kiêm ái hoặc khác hơn là thái độ sống vị kỷ, quí sinh đẩy con người cá nhân lên đến tận cùng.
Nho gia chủ trương con người ta phải trở thành người hữu ích cho đời nếu không ít nhất cũng phải là một người sống đúng bổn phận trong gia đình. Đối với những người quân tử một trong những trách nhiệm lớn nhất trong đời là chết đi
166
phải để danh vọng và tiếng khen. Khổng Tử nói: “Nếu chết mà chẳng để tiếng khen thì người quân tử rất ghét” (17. 577). Trong cuộc trao đổi về bổn phận của con người khi sống giữa Khổng Tử với học trò của ông là Tử Cống, chúng ta thấy thái độ của Khổng Tử thể hiện một cách rõ ràng, sống có nghĩa là phải làm việc, ch ỉ đến khi chết đi con người ta mới được nghỉ ngơi, ông nói: “Tử Cống hỏi: con học đã thấy mệt, muốn nghỉ để thờ vua. Đức Khổng Tử đáp: Phận làm tôi thờ vua, sớm tới tối kính cẩn, làm trọn được trách nhiệm là việc khó, nghỉ ngơi thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để thờ cha mẹ.
- Đạo hiếu thờ cha mẹ thật vô cùng, mà có thể cảm hóa được lòng người cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để sống với con.
- Đạo làm chồng phải làm gương cho vợ, lại để cho anh em, thiên hạ trông vào mà bắt chước, cũng là việc khó. Nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để chơi với bạn bè.
- Nghĩa bằng hữu phải giúp đỡ lẫn nhau hết lòng, hết sức với nhau, cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để làm ruộng.
- Công việc nhà nông vất vả từ sớm đến tối, từ lúc gieo tới lúc gặt cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Thế thì con không có lúc nào nghỉ được ư?
- Có chứ! Lúc nào thấy cái huyệt đào đã nhẵn nhụi, cái mồ đắp đã chắc chắn, thấy người đi đưa cách biệt hẳn mình, bấy giờ mới là lúc được nghỉ.
Tử Cống nói:
- Vậy thì cái chết hay thật! Người quân tử lúc chết mới được nghỉ, mà kẻ tiểu nhân lúc chết mới thôi làm bậy” (Khổng Tử gia ngữ).
167
Như vậy chúng ta thấy rằng, Khổng Tử đòi hỏi ở con người một thái độ hết sức tích cực không kể đó là ai, làm việc gì nhưng để làm hết trách nhiệm của mình thì người đó phải tận tâm tận lực do đó không thể có sự nghỉ ngơi được. Đối với chính bản thân mình cho đến tận lúc sắp chết ông vẫn thấy tiếc cho đời sắp hết mà đạo cuả mình không thực hiện được. Ông than rằng: “Núi Thái sơn có lẽ sắp đổ chăng? Cây lương mộc có lẽ sắp nát chăng? Người triết nhân có lẽ nguy chăng? – Thái sơn kỳ đồi hồ? Lương mộc kỳ hoại hồ? Triết nhân kỳ nuy hồ?” (Lễ Ký, Đàn cung thượng). Khổng Tử là người suốt đời mang một tâm sự săng sắng cứu đời, ông quan niệm người ta có thể bỏ thân mình vì đạo, vì đời nhưng không lúc nào được buông lơi lòng nhân, ông nói: “Người có chí và người có nhân, chẳng vì bảo tồn tính mạng mà làm hại đức nhân; có khi họ phải tự mình quyên sinh để giữ trọn đức nhân” (17. 570). Không phải Khổng Tử không biết rằng trong một xã hội hỗn loạn như thời Xuân thu – Chiến quốc, người ta có thể chọn những cách sống khác nhau kể cả đi ở ẩn lánh đời, nhưng ông tự cho rằng mình có trách nhiệm phải truyền đạo để cứu đời. Trên đường chu du liệt quốc, khi ông và học trò gặp những người ẩn sĩ và bị họ chế giễu về việc cứ muốn làm những điều không thể được, họ coi rằng đó là sự không thức thời, nhưng ông cho rằng: “Người ta không thể làm bạn với loài cầm thú. Nếu ta chẳng sống chung với người trong xã hội này, thì sống với ai? Vả lại nếu thiên hạ có đạo, thì ta cần gì phải sửa đổi” (17. 646). Quan niệm ở ẩn của Khổng Tử không có nghĩa là lánh hẳn ra ngoài cuộc đời mà con người vẫn phải tiếp tục tu dưỡng giữ lấy lòng nhân. Khổng Tử nói với Nhan Uyên: “Nếu người ta dùng mình làm quan, thì mình đem đạo lý ra mà thi hành; bằng chẳng dùng mình, thì mình ở ẩn với đạo lý. Chỉ ta với ngươi là được như vậy mà thôi” (17. 349). Ông tự nói về mình: Làm như bậc thánh và bậc nhân thì ta há dám? Nhưng làm mà không chán, dạy người mà không mỏi, thì ta có thể gọi được như vậy mà thôi” (17. 344). Con người ta không phải chỉ đơn giản là có trách nhiệm với bản thân mình mà còn phải có trách nhiệm với mọi người trong xã hội, phải giúp đỡ mọi người như làm cho chính mình, ông nói: “Người nhân hễ muốn tự lập lấy mình thì cũng lo mà lập cho người; hễ muốn cho mình thông đạt thì cũng lo làm cho
168
người được thông đạt” (17. 341). Ngay cả đối với những người thấp kém hoặc thô bỉ khi hỏi đến, Khổng Tử cũng tận tình: “Ta có biết rộng chăng? Ta chẳng biết rộng. Nhưng nếu có kẻ thô bỉ (bỉ phu) đến hỏi ta, dù là kẻ tối tăm mờ mịt đến đâu, ta cũng đem hai bề (từ đầu đến cuối) mà dẫn giải cho thật tường tận mới nghe” (17. 401).
Kế tục tư tưởng nhập thế tích cực của Khổng Tử, với một tấm lòng và một tinh thần không biết mệt mỏi, Mạnh Tử cũng mang cả đời mình để cố gắng thực hiện đạo cứu đời cứu người như Khổng Tử. Ông quan niệm con người ta sinh ra phải để lại được một cái gì đó cho đời: “Vua Thuấn là người, ta cũng là người, vua Thuấn làm khuôn phép cho thiên hạ, lưu truyền được tới đời sau; ta vẫn chỉ là một kẻ tầm thường trong làng xóm! Đó là điều đáng lo vậy!” (17. 1089). Ông tự cho mình có trách nhiệm đem tài đức cống hiến cho thiên hạ được bình trị: “Trời chưa muốn cho thiên hạ được bì nh trị. Nếu như muốn cho thiên hạ được bình trị, thì hiện nay trên đời, nếu không dùng ta thì có ai bằng?” (17. 915). Cũng như Khổng Tử, ông cho rằng còn có những điều còn quí hơn mạng sống: “Sống thì ta vẫn ham muốn, nhưng có những ham muốn khác còn hệ trọng hơn mạng sống, cho nên ta chẳng thèm làm những việc cẩu thả để bảo tồn mạng sống vậy. Chết thì ta vẫn ghét sợ, nhưng có những việc khác mà ta còn ghét sợ hơn, nên ta chẳng tìm cách để tránh hoạn nạn vậy. Nếu như có người coi mạng sống là điều hệ trọng hơn hết trong mọi sự ham muốn, thì có cách gì mà họ chẳng dùng để bảo tồn mạng sống? Nếu như có người coi sự chết là điều nguy kịch hơn hết trong mọi sự ghét sợ, thì có việc gì mà họ chẳng làm để tránh khỏi hoạn nạn?” (17. 1221). Không coi thường sự sống, nhưng cũng không sợ chết, khi phải làm những việc chính đáng để thực hiện cái chí của mình, là một thái độ dũng cảm của nhà Nho. Mạnh Tử xác định người ta phải dám sống chết với đạo: “Thiên hạ có đạo thì đem đạo lý mà thi hành cho đến lúc lìa bỏ thân xác mới thôi. Thiên hạ vô đạo thì nên ẩn dật, đem thân mà mai một với đạo lý” (17. 1331). Khái niệm ở ẩn của Mạnh Tử cũng giống như Khổng Tử không mang ý nghĩa tiêu cực mà ở ẩn là một sự chờ đợi để giúp đời, vì vậy ngay cả khi ở ẩn người ta cũng không được lơi lỏng tu dưỡng bản thân mình để khi gặp thời được sử dụng, khả dĩ giúp
169
đỡ được thiên hạ: “Người xưa khi đắc chí (mà làm quan) thì ban bố ân trạch cho nhân dân. Khi chẳng đắc chí (mà ở ẩn) thì bền chí tu thân, làm cho danh tiếng của mình tỏ rạng ở đời. Khi nghèo cùng, mình ở ẩn mà tu thiện lấy mình; khi hiển đạt, mình giúp cho thiên hạ đều trở nên lương thiện” (17.1304). Mạnh Tử cho rằng những người hiền tài phải có trách nhiệm dìu dắt, giúp đỡ những người khác: “Người trung dạy kẻ bất trung, người tài dạy kẻ bất tài. Nhờ vậy hạng con em lấy làm sung sướng mà có cha anh là bậc hiền. Nếu người trung bỏ kẻ bất trung, người tài bỏ kẻ bất tài thì hạng hiền và hạng chẳng hiền có khác nhau bao nhiêu đâu, chỉ gang tấc mà thôi” (17. 1066). Ông quan niệm người ta sống là để làm các việc thiện củng cố đạo đức chứ không phải để làm những việc lợi cho mình, mà hại cho thiên hạ: “Nghe gà gáy rộn mà thức dậy chăm chăm làm việc thiện đó là môn đồ của vua Thuấn. Nghe gà gáy rộ mà thức dậy, chăm chăm làm việc lợi, đó là môn đồ của tên Chích, tổ của bọn cướp vậy” (17. 1312).
Khác với chủ trương tích cực nhập thế của Nho gia, trong triết lý sống Đạo gia chủ trương con người ta nên sống một cách hồn nhiên, ung dung tự tại tốt nhất là theo cái đạo “vô vi”. Người ta vẫn coi những người theo Đạo gia là những kẻ “xuất thế” nhưng thực tế quan niệm của Lão Tử về các nguyên tắc sống là một thái độ có tính biện chứng, hành động thuận theo qui luật thì làm mà như không làm. Lão Tử nói: “Làm theo vô vi, ắt không có gì là không trị được – Vi vô vi tắc vô bất trị” (58. 47). Quan niệm về hành động của Lão Tử là người ta không sốt sắng quá với bất cứ việc gì, mà cứ để cho nó tự nhiên trôi chảy: “Đạo của trời, không tranh mà lại thắng, không nói mà tự nhiên người người nghe theo, không kêu gọi mà tự nhiên thiên hạ qui về, thong thả mà song việc (việc gì cũng dường như để mặc tự nhiên mà việc gì cũng xong cả)” (58. 360). Ông cho khi không làm song thực tế không gì lại không làm: “Không làm mà không gì không làm. Thường dùng vô vi thì được thiên hạ, bằng dùng hữu vi thì không đủ trị thiên hạ” (58. 232). Người ta dám làm thì chết,không làm thì sống: “Cái dũng của sự dám làm thì chết. Cái dũng của sự không dám làm thì sống” (58. 360). Sự hành động của con người can thiệp vào vạn vật không phải là làm cho nó thay đổi, mà muốn sự vật thay đổi cách tốt nhất là không nhúng tay vào: “Đạo thường
170
không làm nhưng không gì không làm. Bậc hầu vương nếu giữ được nó (biết thi hành cái đạo “vô vi nhi vô bất vi”), thì vạn vật sẽ tự thay đổi. Muốn thay đổi mà nhúng tay vào, ta ngăn lại” (58. 186). Với chủ trương sống hồn nhiên vô tư như đời sống nguyên thủy vì vậy ông phản đối sự can thiệp của con người vào guồng máy thiên nhiên: “Muốn lấy thiên hạ mà làm (muốn thay tạo hóa mà chủ trương mọi việc) ta thấy rằng không thể được. Thiên hạ là một cái khí cụ thần diệu, người ta không thể làm được. Hễ làm thì sẽ hỏng, hễ giữ thì sẽ mất.” (58. 154). Ông còn chủ trương không tranh đoạt, không tranh ở đây tức là không để cho mình có chỗ để người ta cùng tranh. Làm sao có thể tranh nổi với người khi mà hễ mình cho đây là cao thì người ta cho là thấp, mình cho là phải thì người ta cho đó là trái, ông nói: “Mình không tranh với ai thì không ai tranh được với mình”.
Trang Tử là người kế thừa tư tưởng của Lão Tử, trong vấn đề thái độ với cuộc sống của con người nhưng ông đã đẩy nó lên và khai thác nó đến mức cực đoan, thực sự mang màu sắc “xuất thế”. Ông nói: “Không để cái yêu cái ghét làm thương tổn đến thiên tính, cứ theo luật tự nhiên đừng làm thêm gì cho đời sống cả” (Nam Hoa kinh, Đức Sung phù, chương 5). Trang Tử cho đời người quá ngắn ngủi và mong manh, dù có hành động theo chiều hướng nào đi chăng nữa thì cũng đều nguy hại đến thân: “Sinh lực của ta thì có hạn, mà sự muốn biết của ta thì vô bờ bến. Đem cái có hạn (như sinh lực của ta) mà chạy theo cái không bờ bến (như lòng ham muốn của ta) là nguy vậy! Đã biết thế lại không dừng càng nguy hơn nữa. Làm việc thiện mà không bị danh ràng buộc, làm việc ác mà không bị hình phạt tru lục. Thuận theo con đường giữa mà đi thì có thể giữ được thân mình, có thể toàn được sinh mạng, có thể nuôi dưỡng cha mẹ và có thể hưởng hết tuổi trời” (Nam Hoa kinh, Dưỡng sinh chủ, chương 1). Ông cho rằng con người muốn sống lâu phải biết điều tiết, mực thước đừng có cái gì thái quá. Không nên no quá đói quá, vui quá buồn quá. Làm việc thiện dễ bị sa vào cái bẫy của lòng hiếu danh, làm việc ác trái với phép nước sẽ bị tội hình. Tránh được các lẽ cực đoan ấy thì suốt đời yên ổn. Trong thời đại có quá nhiều xáo trộn và bất ổn như thời đại của Trang Tử quả thật giữ được thân mình cũng không phải là điều dễ cho nên tốt nhất là ẩn mình đi để bảo toàn thân mình. Ông nói: “Khi
171
thiên hạ thịnh trị thì thánh nhân thực hiện sứ mệnh của mình. Khi thiên hạ loạn lạc thì thánh nhân bảo toàn thân mình” (Nam Hoa kinh, Nhân gian thế chương 5). Chúng ta nhận thấy rằng đây là một thái độ xử thế khác hẳn với Nho gia. Đối với nhà Nho khi thiên hạ thái bình hay loạn lạc con người ta đều phải tận tâm tận lực để làm cho đã thái bình thì dài lâu hơn, nếu loạn lạc thì sẽ đến cảnh thái bình chứ không bỏ mặc lánh đời như Trang Tử. ở Trang Tử chúng ta cảm thấy thái độ tiêu cực của ông đại diện cho những quí tộc nhỏ đã sa sút, lỗi thời hết ý chí vươn lên. Từ đó ông đi đến xây dựng hình tượng bậc “chân nhân” – những người đã đắc đạo: “Chân nhân thời cổ có vẻ uy nghi mà không kiêu căng, khiêm tốn mà độc lập; nhân cách khác người mà không cố chấp; chí khí hơn người mà lòng hư tĩnh, không thích khoe khoang; lâng lâng cực kỳ vui vẻ, bất đắc dĩ mới xử sự; nét mặt hòa nhã nên ai cũng muốn được thân cận; khoan dung đại độ nên ai cũng muốn qui phục; tự do nên không ai áp chế được; trầm mặc như ở sau một cánh cửa đóng; vô tâm với thế sự như người quên mất ngôn ngữ” (111. 343). Hình tượng chân nhân của Trang Tử sau này được nhiều người chia sẻ, cố gắng tu theo bằng nhiều phương pháp từ tập luyện hơi thở, đến nét mặt bình thản, thậm chí tìm những phương thuốc quí, luyện đan để hy vọng thành chân nhân. Thực tế chân nhân có lẽ là một mẫu người hiểu được các qui luật của tự nhiên mà sống thuận theo chứ không cầu viện một điều nào từ bên ngoài cá nhân mình. Cũng trong thiên Đại Tôn sư, ông tiếp tục giảng về chân nhân: “Bậc chân nhân ngày xưa không nghịch với ai, dù là thiểu số, không cầu công không cầu danh. Người như vậy mất không tiếc, được không mừng; lên cao không biết sợ, xuống nước không bị ướt, vào lửa không bị cháy. Là vì sự biết của họ đã đến đạo rồi. Bậc chân nhân ngày xưa ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu ngon, thở hít thì thâm sâu. Hơi thở của chân nhân thì thấm đến gót chân còn hơi thở của người thường thì dừng nơi cổ họng, kẻ muốn khuất phục người thì lời nghẹn