Vấn đề thời gian và không gian

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 52 - 54)

Trong khái niệm của triết học truyền thống phương Tây vấn đề không gian và thời gian được coi là những hình thức và thuộc tính chung vốn có của các dạng tồn tại vật chất cụ thể. Trong đó không gian là hình thức tồn tại biểu hiện bằng kết cấu, quảng tính. Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất bao gồm những thuộc tính: độ lâu của sự biến đổi, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật, hiện tượng, các trạng thái khác nhau trong thế giới vật chất. Đây là những quan điểm của khoa học duy lý và được triết học mác-xít thừa nhận. Lênin nói: “Thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”. ở đây chúng ta thấy rằng đến thời đại của Lênin (đầu thế kỷ 20), những thành tựu to lớn của khoa học

50

và vật lý vũ trụ đã cho phép các nhà triết học khái quát một cách cơ bản và đầy đủ về không gian và thời gian. Song theo quan điểm này chúng ta thấy rằng không gian và thời gian vẫn tồn tại dưới dạng là môi trường và các điều kiện cho sự vận động của vật chất. Phải đến A. Anh-xtanh thì quan điểm về không gian, thời gian của khoa h0ọc mới có một bước tiến đột xuất, khái niệm mà Anh-xtanh đưa ra là không-thời gian. Theo đó không gian và thời gian không phải là các yếu tố ở đâu cũng đồng nhất, bất biến mà trái lại không gian và thời gian có sự biến đổi phụ thuộc vào vật chất vận động. Như vậy Anh-xtanh cho rằng không gian và thời gian không tồn tại bên ngoài vật chất vận động, chúng biến đổi với sự vận động của vật chất. Sự liên hệ khăng khít như vậy của không gian với thời gian và vật chất vận động khó nhận thấy khi vật thể vận động với vận tốc thông thường. Nhưng khi vận động với một vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây) thì kích thước của vật thể rút ngắn lại và thời gian chậm đi. Vấn đề không gian, thời gian và vận động là những vấn đề tối quan trọng của vũ trụ quan triết học, chính vì vậy mà ngay từ thời cổ đại, những vấn đề này đã được đặt ra đối với triết học. ở phương Tây cổ đại Aristotle đã đưa ra một lược đồ vũ trụ để diễn đạt về cấu trúc không gian của vũ trụ. Theo đó trái đất là trung tâm và đứng yên, còn mặt trăng, mặt trời, các sao Hỏa, Kim, Thủy phải chuyển động quanh trái đất theo những quĩ đạo khác nhau. Mô hình này về sau được Ptolemy hoàn thiện và xây dựng thành một mô hình vũ trụ, mô hình này tồn tại đến thế kỷ 16 (chỉ bị đánh đổ với phát kiến của Côpecních về mô hình nhật tâm). Đối với vấn đề không gian và thời gian suốt từ thời Aristotle đến thời Newton vẫn được quan niệm đó là các tồn tại độc lập và tuyệt đối. Tức là họ tin rằng có thể đo một cách chính xác khoảng thời gin giữa hai sự kiện, rằng thời gian đó hoàn toàn như nhau với bất kỳ ai đo nó, miễn là họ dùng đồng hồ tốt. Thời gian được quan niệm tách rời và độc lập hoàn toàn với không gian. Điều này được xem như hiển nhiên đúng, chỉ đến khi người ta xác định được vận tốc của ánh sáng, cộng với vài giả thuyết lớn của khoa học vật lý, mà tiêu biểu nhất là thuyết tương đối của A. Anh-xtanh thì vấn đề không gian và thời gian mới được quan niệm một cách cơ bản như hiện nay. Thuyết tương đối là một cuộc cách mạng

51

lớn trong ý niệm của loài người về không gian và thời gian, nó đưa ý tưởng về không gian và thời gian tuyệt đối đến chỗ cáo chung. Thời gian và không gian được kết hợp lại thành một đối tượng gọi là không – thời gian. Thay vì như trước đây người ta dùng toạ độ không gian ba chiều thì nay có một chiều thứ tư là chiều thời gian. Từ thuyết tương đối hẹp ra đời năm 1905, đến năm 1915 Anh- xtanh đã mở rộng học thuyết gọi là thuyết tương đối rộng (hay là thuyết tương đối tổng quát). Trong học thuyết này ông đưa ra một giả thuyết lớn rằng lực hấp dẫn không phải giống như những lực khác mà nó là kết quả của sự kiện là: không – thời gian không phải phẳng như trước kia người ta vẫn tưởng mà nó cong hay “vênh” đi do sự phân bố của khối lượng và năng lượng trong nó. Các vật như trái đất không phải chuyển động theo một quĩ đạo cong bởi lực hấp dẫn mà thực chất nó chuyển động theo một đường rất gần với đường thẳng trong một không gian cong, mà người ta gọi là đường trắc địa. Theo thuyết tương đối rộng, khối lượng của mặt trời làm cong không – thời gian, theo cách sao cho mặc dù trái đất chuyển động theo đường thẳng theo không – thời gian bốn chiều nhưng kết quả là chúng ta lại thấy nó được thể hiện là chuyển động theo quĩ đạo hình tròn trong không gian ba chiều.

Như vậy chúng ta thấy rằng giữa không gian, thời gian và khối lượng của các vật thể có một mối liên hệ chặt chẽ và biện chứng, có thể nói giữa chúng tồn tại một hằng số có giá trị qui đổi. Chúng tôi sở dĩ nhấn mạnh điều này vì trong triết học Trung Quốc cổ đại, cụ thể là trong học thuyết âm dương - ngũ hành và lịch số của họ có những giá trị chung để chuyển đổi các đơn vị không gian và thời gian. Điều này xét ở một khía cạnh nào đó có một sự tương đồng giữa triết học cổ đại Trung Quốc với khoa học hiện đại. Đồng thời nó cũng thể hiện tư tưởng triết học: “Vạn vật đồng nhất thể”.

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)