Sự hợp nhất và ứng dụng của học thuyết âm dương– ngũ hành

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 46 - 52)

Khi Trâu Diễn hợp nhất hai học thuyết âm dương và ngũ hành với nhau thì đã đem lại một ý nghĩa mới có tầm khái quát lớn đối với hai học thuyết này, nó đã trở thành công cụ đa năng để mổ xẻ và phân tích các sự kiện với các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Với học thuyết ngũ hành khi được âm dương hóa thì mỗi hành sẽ có thêm 2 tính chất là âm và dương. Để diễn đạt hai trạng thái động và tĩnh của mỗi hành. Thí dụ hành thuỷ có âm thủy và dương thủy; âm thuỷ là thủy tĩnh tại, dương thủy là thủy đang vận động. Các hành khác cũng thứ tự như vậy mà suy. Vói tiền đề “nhất âm nhất dương chi vị đạo” sự vận động của ngũ hành cũng được chi tiết hóa: thuỷ sinh mộc là chung, nhưng dương thủy sẽ sinh âm mộc, âm thủy sinh dương mộc, thủy khắc hỏa song dương

44

thủy khắc âm hỏa và âm thủy khắc dương hỏa. Tuần tự các quan hệ sinh khắc của các hành khác cũng là như vậy. Từ học thuyết ngũ hành, sau này được cụ thể hóa hơn nữa vào việc phân loại các hiện tượng tự nhiên và xã hội theo nó và một loạt các hình tượng được chia theo số 5: ngũ âm, ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, ngũ phủ, ngũ thường, ngũ luân, trong bảng sắp xếp 9 số (cửu cung) thì số 5 ở giữa và là ngôi hoàng cực, trung tâm. Chúng tôi dẫn ra bản tóm tắt sau cho tiện theo dõi (1. 142):

Ngũ hành

Động vật

Phương hướng

Thế đất Mùa Màu sắc Mùi vị Tạng Phủ

Ngũ quan Ngũ âm Sự vật Thủy Mai cứng Bắc Ngoằn Ngèo Đông Đen Mặn Thận Bàng quan Tai Vũ Nước Hỏa Lông vũ Nam Nhọn Hạ Đỏ Đắng Tím Ruột non Lưỡi Chủy Lửa Thổ Da nhẵn Trung tâm Vuông Tháng cuối mùa

Vàng Ngọt Lá lách Dạ dày Miệng Cung Đất Mộc Có vẩy Đông Dài Xuân Xanh Chua Gan Mật Mắt Gốc Gỗ Kim

Lông mao

Tây Tròn Thu Trắng Cay Phổi Ruột già Mũi Thương Kim loại

Với học thuyết âm dương và các quẻ trong Kinh Dịch khi được ngũ hành hóa thì việc vận dụng Kinh Dịch để dự báo trở thành dễ dàng hơn và chi tiết hơn trên cơ sở của tám quẻ đơn được ngũ hành hóa trong đó quẻ Càn hành Kim, quẻ Khảm hành Thủy, quẻ Cấn hành Thổ, quẻ Chấn hành Mộc, quả Tốn hành Mộc, quẻ Ly hành Hỏa, quẻ Khôn hành Thổ, quẻ Đoài hành Kim. Đặc biệt đến thời Tống, với các công trình nghiên cứu về Dịch kết hợp với ngũ hành của Thiệu

45

Khang Tiết thì có thể nói rằng học thuyết âm dương ngũ hành thực sự là một công cụ đa năng.

Học thuyết âm dương ngũ hành ra đời từ rất sớm và được hoàn thiện từ thời cổ đại, trải qua thời gian càng được bổ sung và mở rộng phạm vi ứng dụng trong đời sống xã hội của Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác. Để tịên theo dõi chúng tôi thống kê một số lĩnh vực cụ thể ứng dụng học thuyết này, mặc dù đa số các ứng là xuất hiện về sau này(xem 94. 72):

Trong y học: học thuyết này là cơ sở y lý cho các chẩn trị bệnh tật, từ việc căn cứ vào cơ địa của từng bệnh nhân, đến việc bốc thuốc (các vị thuốc động vật, thực vật, khoáng vật cũng được âm dương ngũ hành hóa) ngay cả những phương pháp chẩn trị không dùng thuốc như châm cứu cũng dựa vào phân loại kinh lạc theo âm dương ngũ hành.

Trong thiên văn học: ngoài ngũ tinh, phương vị tức là 5 ngôi sao trong thái dương hệ ứng với phương hướng, mùa, tiết và màu sắc theo ngũ hành ra, hệ thống nhị thập bát tú (4 chòm 28 sao) ở bầu trời sao cố định cũng được phân theo ngũ hành để xét tính chất của các sao, sự vận động tương tác của chúng với mặt trăng, mặt trời là nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu nên được coi là điềm báo về khí tượng và các hiện tượng tự nhiên, xã hội khác (xem thêm “Ngọc hạp” và “Khải đồng thuyết ước”, “Bí truyền vạn pháp qui tông”).

Lịch pháp: Lịch can chi mà hiện nay vẫn còn tồn tại song songvới dương lịch để phân chia thời gian cũng dựa trên cơ sở học thuyết âm dương – ngũ hành để làm lịch. Chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần không gian và thời gian.

Trong địa lý: Người ta dùng âm dương ngũ hành để phân tích nơi ở của người sống (gọi là dương trạch để phân biệt với âm trạch là nơi mộ táng) chia ngũ hành cho 8 hướng theo tên cung quẻ dịch, chia tam nguyên (3 vòng hỗn hợp can chi 60 x 3 = 180 năm) cho cung quái người ta dùng ngũ hành để xét ảnh hưởng tốt xấu giữa hướng nhà ở, hướng các vật thể kiến trúc trong

46

cảnh quan môi trường (như các công trình phụ: bếp, giếng, chuồng nuôi gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh, cổng ngõ, với vị trí năm sinh trong tam nguyên của chủ nhân nhà ở. (Xem “Bát trạch Minh cảnh”). Về âm phần người ta cho rằng ảnh hưởng của vị trí, cảnh quan và hướng nằm của người chết trong mộ có tác động đến đời sống nhiều mặt của con cháu theo quan hệ sinh khắc của ngũ hành (xem “Địa lý bí truyền cảo tập”, “Địa lý ngũ quyết”).

Trong binh pháp: Ngũ hành âm dương được dùng để xem xét địa thế sông núi, hình trận, hiệu cờ, để đóng dinh lập trại. Kết hợp với các kiến thức khác như thiên văn, địa lý, khí hậu là những nội dung yêu cầu một người cầm quân phải biết (Xem “Binh thư yếu lược”, “Tôn Tử binh pháp”).

Trong vũ thuật: Các thế tấn, chuyển bộ, các pháp của thủ cước, thân, theo ngũ hành đều được vận dụng âm dương-ngũ hành để tạo thành sự vững chãi, mạnh mẽ, linh hoạt và bền bỉ trong chiến đấu cá nhân (Thái cực quyền, Thiếu Lâm).

Trong ngôn ngữ học: Ngôn ngữ thông qua đặc trưng là các loại thanh: thượng, hạ, khứ, hồi, trường, đoản đã từ tình cảm tạo ra và tác động vào cảm quan bản năng của tâm sinh lý con người. Các điều kiện môi trường, tập quán sinh hoạt ở các vùng khác nhau, tất cả các quan hệ đó đều tuân theo một qui luật tự nhiên, qui luật của bản năng sinh học. Vì vậy khi dùng qui luật âm dương- ngũ hành để xem xét ta có thể lý giải được bản chất của ngôn ngữ và của tập quán.

Trong văn học: Một số tác phẩm văn học cổ điển và nổi tiếng của Trung Quốc (“Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy Hử”, “Tây du ký”,…) tính cách và các đặc điểm tâm sinh lý của con người cũng được âm dương- ngũ hành hóa để xây dựng các nhân vật. Phương pháp này đảm bảo cho trong quá trình diễn biến tác phẩm, các nhân vật đều không đi quá xa cá tính của mình, cho nên các nhân vật chủ yếu trong các tác phẩm văn học đã trở thành điển hình chung cho mỗi loại tâm lý, tính cách của con người. Kết quả là các tác phẩm trở thành tiêubiểu, các nhân vật thành điển hình và có sức sống với thời gian.

47

Trong nghệ thuật tạo hình: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa ở Trung Quốc đều có qui luật là tuân theo qui luật hài hòa của tự nhiên, và sử dụng 5 màu sắc cơ bản. Riêng ngành kiến trúc thì triệt để khai thác những nguyên tắc của âm dương – ngũ hành trong quan hệ kiến trúc với cảnh quan môi trường và trong quan hệ nội bộ các thành phần của một kiến trúc và ngay cả trong nội bộ các chi tiết của một thành phần trong công trình. Trong nghệ thuật tạo hình, tùy theo yêu cầu của hiệu quả cần phải đạt được mà người ta định ra kích thước, tỉ lệ, hình dáng, đường nét, màu sắc, tố chất nhằm thông qua tính chất của âm dương (các khối lồi lõm) và ngũ hành của các yếu tố tạo hình tác động thẳng vào cảm quan bản năng của con người, gây được hiệu quả chiều sâu về tâm lý và tình cảm tương ứng ở người xem. Sự phối hợp các màu sắc, hình khối theo âm dương ngũ hành luôn là cơ sở lý thuyết của các ngành tạo hình ở Trung Quốc từ thời xưa tới nay.

Trong tướng pháp: hình dáng con người được tạo ra với những quan hệ nội bộ của từng cá thể, đó là mối quan hệ giữa nội tạng và ngoại hình, giữa nội tạng với tâm lý, tính cách theo một qui luật. Người ta đã dựa vào qui luật đó để tìm ra mối liên hệ giữa ngoại hình với tâm lý và tính cách của từng cá nhân con người. Đi sâu hơn nữa người ta còn tìm ra mối liên hệ giữa tính chất của từng bộ phận ngoại hình với nhau, một quan sát tổng quan kết hợp với từng chi tiết, người ta đi đến những kết luận về thọ yểu, sang hèn, quí tiện của từng con người. Cơ sở của các thuật này là dựa vào học thuyết âm dương – ngũ hành. Mặt khác người ta cũng coi con người là một vũ trụ thu nhỏ và nó có nhiều cách tổ chức vận hành giống như đối với vũ trụ vĩ mô. Vì vậy, người ta cũng có thể sử dụng qui luật âm dương – ngũ hành để phân tích và phán đoán cho một con người dựa trên cơ sở quan hệ của tạng phủ, ngũ quan, ngũ thể, ngũ sắc, ngũ khí để từ đó đi đến các kết luận đáng tin phù hợp. Cũng xin nói thêm rằng ngành tướng học ở Trung Quốc tương đối phức tạp, được phân chia ra nhiêù lĩnh vực khác nhau như: thần tướng, hình tướng, diện tướng, hành tướng, thanh tướng, tọa tướng, ngọa tướng. (Xem “Nhân tướng học”, “Ma y thần tướng”).

48

Trong chiêm tinh học: Chiêm tinh học của Trung Quốc chia thành 3 môn lớn là: Bát tự hà lạc, Tử bình, và Tử vi.

- Bát tự hà lạc dựa vào tám chữ can chi của bốn yếu tố: giờ, ngày, tháng, năm sinh của một người để từ đó qui về quẻ Kinh Dịch, (Hà lạc là gọi tắt của Hà đồ và Lạc thư). Dựa vào cơ sở biến đổi và thứ tự của các hào trong một quẻ Dịch lập được để luận về số phận của một con người cũng như từng giai đoạn trong cuộc đời của con người.

- Tử bình: là phép chiêm đoán số phận của con người cũng dựa trên cơ sở tám chữ (can, chi) thuộc bốn yếu tố: giờ, ngày, tháng, năm sinh của một con người rồi từ đó qui về âm dương và ngũ hành sau đó xác lập các mối quan hệ xung khắc của ngũ hành trong các thông số thời gian để từ đó chiêm đoán về một con người.

- Tử vi: Đây là một phương pháp dự báo về sau này mới xuất hiện(tương truyền từ đời Tống), song chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra để tiện theo dõi. Cũng dựa trên bốn yếu tố thời gian là giờ, ngày, tháng, năm sinh nhưng khác với số Hà lạc và Tử bình, người ta lập tử vi theo một biểu gồm 12 ô (mô phỏng lược đồ vũ trụ). Với tử vi chúng tôi nhận thấy nó thể hiện rất rõ tư tưởng đồng nhất con người với vũ trụ. Trước hết lược đồ vũ trụ vận hành trong một chu trình được chia thành 12 phần, tương ứng với 12 múi giờ, và tương ứng với 4 hướng đông, tây, nam, bắc; sau đó kết hợp với 12 số địa chi (tí, sửu, dần, mão,thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) từ đó người ta cho rằng nếu có thể chia quá trình vận hành của vũ trụ theo 12 múi giờ thì con người cũng có 12 quan hệ xã hội tương ứng gồm: phúc đức, phụ mẫu, bản mệnh, huynh đệ, thê thiếp, tử tức, tài bạch, tật ách, thiên di, nô bộc, quan lộc và điền trạch. Tiếp đó người ta lần lượt an các sao và các vòng sao theo những qui luật nhất định dựa trên thông số ngày, giờ, tháng, năm của người cần xem (có khoảng 108 sao). Sau đó người ta bắt đầu xem xét ảnh hưởng qua lại giữa các sao và các cung theo các quan hệ sau:

49

- So sánh tính chất của từng sao với cung an sao đó.

- So sánh tính chất của từng sao và hiệu ứng các quan hệ giữa các sao với nhau.

- So sánh các sao với các cung khác theo một trình tự gọi là hội chiếu.

- So sánh vị trí các cung trên tổng thể lược đồ.

-So sánh tính chất của từng sao với tên địa chi của cung an sao đó.

Tất cả các so sánh phán đoán sẽ giúp rút ra các kết quả dựa trên quan hệ sinh khắc đã qui về ngũ hành của các sao và các cung với nhau. Ngoài ra còn dựa vào mối quan hệ chuyển đổi giữa âm dương để luận đoán (Xem “Bát tự hà lạc”, “Dự đoán theo tứ trụ”, “Tử vi đẩu số toàn thư”).

Như vậy học thuyết âm dương – ngũ hành với tư cách là học thuyết vũ trụ quan của người Trung Quốc cổ đại về sau này qua các thời đại nó đã được mở rộng và ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy học thuyết này thực sự là học thuyết thể hiện thế giới quan và phương pháp luận của lịch sử tư tưởng Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)