Quan niệm về quốc gia

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 67 - 69)

Khoảng vào đầu thời Đông Chu, quan niệm về quốc gia đã tương đối rõ rệt. Theo tác giả Phạm Văn Lan viết trong cuốn Trung Quốc thông sử giản biên

thì chữ quốc ( ) khắc trên giáp cốt văn gồm có chữ khẩu ( ) và chữ qua ( ) có nghĩa là dùng vũ khí để bảo vệ người và đất đai, sau này chữ quốc được thêm bộ vi ( ) vào nữa để khẳng định phạm vi lãnh thổ, phân định bờ cõi. Tuy nhiên, mặc dù đã có quan niệm về quốc gia và ý thức quốc gia nhưng ý thức về nguồn gốc quốc gia, nguồn gốc dân tộc thì lại không được quan tâm lắm, vì trên thực tế, tên của mỗi quốc gia được đặt theo tên của một dòng họ nắm quyền. Người dân nếu không thích sống ở nước này thì có thể dễ dàng sang nước khác sinh cơ lập nghiệp, đây là nét đặc biệt của nền văn hóa Trung Quốc.

Một quốc gia được xem như một đại gia đình được xây dựng bởi nhiều gia đình nhỏ hợp lại. Vua coi dân như con, dân coi vua như cha mẹ. Chính vì vậy Khổng Tử rất đề cao đức Hiếu. Hiếu từ trong nhà ra đến xã hội, có hiếu thì mới có trung. Đức nhân là cha con, chồng vợ, vua - dân đối xử với nhau cho có hoà ái. Các nhà Nho nói chung, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử đều coi gia đình là đơn vị của mỗi quốc gia. Con đường của kẻ làm chính trị phải xuất phát từ gia đình. Trong sách Đại học viết: “ " muốn trị nước thì trước hết phải tề gia" là vì nhà mình chẳng dạy được mà đi dạy người khác là chuyện không thể có. Cho nên, người quân tử chẳng ra khỏi nhà mà dựng nên việc giáo hoá trong nước; hiếu là để thờ vua; đễ là để phụng sự bề trên; từ là để sai khiến dân chúng”. (68. 108,109) hoặc: " Một nhà nhân thì một nước nổi lên điều nhân... Thế mới nói rằng: một lời làm hỏng việc, một người định được nước.”(68.110).

Nguyên tắc tối cao để giữ gìn đất nước là xã hội trật tự và nhân dân no ấm. Để duy trì trật tự xã hội, Khổng Tử đề cao đức nhân; Mặc Tử đề cao kiêm ái và

65

thượng đồng; Tuân Tử chú trọng vào điều lễ. Mạnh Tử nêu cao khẩu hiệu: "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", ông đưa dân lên vị trí hàng đầu. Khổng Tử cũng vậy, có lần Tử Cống hỏi Khổng Tử về chính trị, nếu cần phải bỏ một trong ba điều: dân đủ ăn, đủ binh lính, dân tin cậy, thì nên bỏ điều nào trước, Khổng Tử đáp: nên bỏ binh lính trước.Điều đó cho thấy Khổng Tử rất xem trọng cuộc sống của dân. Tuân Tử cho rằng nhiệm vụ của vua là phải có trách nhiệm ổn định xã hội, ông viết: "người ta sinh ra không thể không có đoàn thể quần tụ, quần tụ mà không phân định giới hạn của mỗi người thì hoá ra tranh giành. Tranh giành thì hoá ra loạn, loạn thì sẽ khốn cùng vậy. Cho nên phân định là cái hại lớn của nhân loại...người làm vua là then chốt để cai quản sự phân định của toàn thể ấy.”

Đạo gia có quan niệm về quốc gia khác Nho gia. Cả Lão Tử và Trang Tử đều mong muốn quay xã hội trở lại thời kỳ nguyên thuỷ, mọi người sống trong tình trạng đại đồng, xã hội thịnh đức: “ trong xã hội thịnh đức ấy, người ta ở chung với cầm thú, cùng vạn vật không phân giới hạn, đâu có cách gì phân biệt quân tử tiểu nhân! Tất cả không dùng trí xảo, không ai thay đổi bản tính, không ai tham dục. Tự nhiên thuần phác nên giữ được bản tính của người.”(111. 271). Cái quốc gia mà các nhà triết học Đạo gia mong muốn xây dựng là quốc gia không có văn hoá, kinh tế tự cấp tự túc. Quốc gia mà Lão Tử cho là lý tưởng là quốc gia: "Nước nhỏ dân ít. Dù có mười hoặc trăm thứ binh khí cũng không cho dùng đến... dân sợ chết mà không đi xa, tuy có thuyền xe nhưng không ngồi, tuy có binh pháp nhưng không bày. Dạy dân học kết dây thời cổ... Nước gần cùng nhau, tiếng gà chó cùng nghe chung. Dân đến già, chết không qua lại nhau". (58.387, 388). Đây thực chất là quốc gia bộ lạc nguyên thuỷ, nước nhỏ khép kín, nền hành chính chưa phát triển, cho nên, nhà cầm quyền không can thiệp đến đời sống của dân, chuẩn mực xã hội chưa phát triển, nên không cần đạo đức, luật pháp: “ nước nào chính sự lờ mờ thì dân thuần phục, nước nào chính sự rành rọt thì dân lao đao ”; “ Pháp luật càng tăng thì trộm cướp càng nhiều”; “ đạo lớn mất thì mới có nhân,. trí tuệ sinh mới có dối trá”...Tất nhiên, tư tưởng đó là sự phản

66

ứng tiêu cực của các Đạo gia trước bối cảnh lịch sử mới khiến họ bị bỏ rơi, xem nhẹ.

Mô hình quốc gia lý tưởng của Mặc Tử có khuynh hướng chủ nghĩa xã hội không tưởng với học thuyết kiêm ái của ông: " Nếu thiên hạ đều kiêm ái, xem nhà khác như nhà mình thì ai còn trộm cắp, xem thân khác như thân mình thì còn ai làm hại,... xem gia đình người khác như gia đình mình thì còn ai làm loạn ? xem nước khác như nước mình thì còn ai đánh phá? ” (63.367). Trong cái quốc gia ấy, quyền hành tập trung vào tay một người có tài đức do dân cử lên, không có đảng phái. Từ trên xuống dưới suy nghĩ như nhau, ai cũng lo cho cái lợi chung của xã hội: "người già nua không có vợ con có chỗ nuôi dưỡng cho trọn tưổi thọ; những kẻ nhỏ yếu mồ côi cha mẹ có chỗ nương tựa cho đến khi khôn lớn" (63.376). Ông chủ trương mức sống trong xã hội nên tiết kiệm, đủ dùng, không xa hoa lãng phí, vì đời sống quá xa xỉ thì chỉ có dựa vào bóc lột sức lao động của người khác, gây tổn hại đến người khác. Cho nên, ông chủ trương mọi người đều phải lao động: "dùng hết sức chân tay, căng hết sức trí óc" để duy trì cuộc sống. Tóm lại, quốc gia lý tưởng của Mặc gia là "chính bình dân an".

Pháp gia là phái có lẽ ủng hộ mạnh mẽ nhất tư tưởng quốc gia thống nhất, quyền hành tập trung vào một người - đó là vua. Vua là người không cần tài đức, chỉ cần biết thuật trị người. Vua không cần ban ân bố đức, dậy dỗ dân mà chỉ cấn áp dụng pháp luật một cách nghiêm khắc và công bằng, không chút tư vị. Quản Tử viết: "Vua làm ra pháp luật, quan bảo giữ pháp luật, dân tuân theo luật pháp. Vua tôi trên dưới, sang hèn, đều tuân theo pháp luật, ấy gọi là một nước bình trị " (Quản Tử thiên 45). Kinh tế cần được mở mang đề cho dân giàu binh mạnh.

Một phần của tài liệu Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)